Hiểu rõ và tuân thủ luật pháp là điều mỗi người dân cần thực hiện, tuy nhiên bạn đã biết cách xử lý đúng pháp luật mà vẫn bảo vệ quyền lợi bản thân khi bị CSGT dừng xe chưa?
Những việc cần làm ngay khi bị CSGT dừng xe
Người điều khiển phương tiện chủ động giảm tốc, quan sát xung quay và dừng xe vào khu vực CSGT chỉ dẫn. Tuyệt đối không để người khác cầm chìa khóa.
Để bảo vệ mình, người dân có quyền ghi âm, ghi hình. Lưu ý phải quan sát thật kỹ xem đó là CSGT có biển tên hoặc thẻ xanh không. Chỉ CSGT đeo thẻ xanh mới được quyền dừng phương tiện, sử dụng trang phục theo đúng quy định của Bộ Công An.
Nếu phát hiện CSGT không có biển tên, đồng phục không đúng chuẩn, có mùi bia rượu thì kiên quyết không làm việc. Đồng thời, quy định cũng nêu rõ, CSGT làm việc phải có từ 2 người trở lên. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường, người dân cần gọi điện ngay CS 113 hoặc Cục CSGT để phản ánh. (Danh sách số điện thoại ở cuối bài).
Cảnh sát được dừng phương tiện khi nào?
Theo quy định hiện hành, CSGT chỉ được dừng phương tiện trong 2 trường hợp.
– Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc đã có hành vi vi phạm.
– Kiểm tra hành chính.
Đầu tiên, CSGT phải thông báo lỗi hoặc lý do dừng xe. Tuyệt đối không đưa giấy tờ khi chưa biết rõ lý do dừng xe là gì.
Trường hợp kiểm tra hành chính, CSGT nhất thiết phải trình được chuyên đề hoặc mệnh lệnh, kế hoạch do thủ trưởng công an huyện trở lên ký. Người dân có quyền kiểm tra giấy này, nên nhớ chú ý thời hạn văn bản, số người được điều động và tuyến đường thực hiện.
Nếu xử lý vi phạm luật, CSGT buộc phải phải trình ra bằng chứng. Người dân không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội trước khi cơ quan chức năng đưa ra bằng chứng phạm tội.
Lỗi chạy quá tốc độ cho phép phải có súng bắn tốc độ, cần yêu cầu CSGT cho xem hình ảnh. Các lỗi như đè vạch, vượt phải, vượt đèn đỏ, xi nhan… nếu không vi phạm, bạn phải kiên quyết bảo vệ quan điểm và yêu cầu đưa ra được bằng chứng.
Chú ý quay video, ghi âm để làm bằng chứng tố cáo, khiếu nại khi CSGT làm sai hoặc bị vu khống. Nên nói trước câu: “Tôi sẽ xuất trình đầy đủ khi các đồng chí làm đúng luật, tránh trường hợp bảo tôi là chống người thi hành công vụ”. Đây là cách để đề phòng trường hợp bị tố chống người thi hành, lỗi bị phạt rất nặng.
Nộp phạt
Nếu vi phạm, người dân nên chủ động nhận lỗi, trình giấy tờ và chấp hành xử lý của CSGT theo pháp luật. Tuy nhiên, cần để ý tới 3 việc sau:
– Mẫu biên bản phải đúng chuẩn ban hành, có dấu đỏ, số thứ tự…
– Phần ghi lỗi phải đúng lỗi mình vi phạm.
– Để CSGT ký xong, kiểm tra lại lần nữa mới ký.
Không ít trường hợp, lỗi đáng ra chỉ phạt 80.000 đồng nhưng CSGT nói vống lên 500.000 đồng. Vì thế, bạn phải nhất quyết yêu cầu CS công khai biểu mức phạt có hiệu lực.
Có 2 hình thức nộp phạt:
– Phạt tại chỗ với mức vi phạm từ 250.000 đồng trở xuống. CSGT phải lập quyết định xử phạt hành chính theo mẫu và có trách nhiệm giao cho người vi phạm biên lai in sẵn mệnh giá
– Những trường hợp khác, CSGT sẽ lập biên bản vi phạm hành chính. Người dân nếu có ý kiến gì không phục thì trình bày ngắn gọn vào mục “Ý kiến người vi phạm”. Sau đó, chờ 1 tuần để nhận quyết định phạt và nộp phạt tại kho bạc Nhà nước hoặc qua bưu điện.
Danh sách đường dây nóng phòng CSGT tại các tỉnh thành:
Theo Vntinnhanh