Tinh Hoa

Những con dốc “phản trọng lực”: Bóng tự lăn từ chân dốc lên đỉnh

Thế giới muôn màu luôn tồn tại những địa điểm kỳ bí mà tại đó, những quy tắc vật lý tưởng chừng như bị đảo ngược hoàn toàn, một quả bóng ở dưới chân dốc có thể tự lăn lên đỉnh một cách rất nhẹ nhàng.

Nơi đây đã từng là tâm điểm của những nghi vấn về ma thuật, cũng như từng bị nghi ngờ là nơi chôn vùi những khối đá nam châm không lồ. (Ảnh: businessinsider)

Có những nơi mà tại đó, những chiếc ô tô cứ từ từ trôi lên đỉnh dốc, còn những người đạp xe đạp xuống dốc lại cực kỳ khó khăn. Những địa điểm như vậy, được gọi chung bằng một cái tên – đồi trọng lực.

Hai ngọn đồi trọng lực khá nổi tiếng trên thế giới là Confusion Hill tại California, và Magnetic Hill tại Canada. Nơi đây đã từng là tâm điểm của những nghi vấn về ma thuật, cũng như từng bị nghi ngờ là nơi chôn vùi những khối đá nam châm không lồ. Những ngọn đồi này đều có một điểm chung – nếu bạn lái xe tới chân dốc và đỗ xe lại đó, chiếc xe của bạn sẽ từ từ trôi lên trên đỉnh dốc.

Hiện tượng này còn có thể được bắt gặp tại nhiều nơi khác ở Mỹ, Anh, Úc, Ý, Brazil, v…v… Chẳng hạn như hình ảnh của một người đàn ông ghi lại tại Pennsylvania, khi anh chàng này ném một quả bóng xuống dốc và quả bóng đó tự lăn ngược lại về phía người ném:

Qủa bóng tự lăn ngược về chỗ người lém. (Ảnh: businessinsider)

Một nghiên cứu tâm lý học được thực hiện hồi năm 2003 cũng góp phần chứng minh được rằng, sự “vắng mặt” của đường chân trời có thể ảnh hưởng tới nhận thức không gian của con người.

Nhóm nghiên cứu gồm các thành viên từ trường Đại học Padova và Pavia, Ý, đã dựng mô hình của các ngọn đồi trọng lực nổi tiếng thế giới, và yêu cầu tình nguyện viên tham gia nhìn qua một lỗ nhỏ để phân biệt chiều lên, xuống của dốc. Và khi không có đường chân trời làm điểm mốc so sánh, thì cây cỏ và biển báo trở thành nguyên nhân chính “đánh lừa” nhận thức không gian của những người tham gia.

Những trải nghiệm về mặt thị giác cũng như tâm lý trong thí nghiệm của chúng tôi, mô phỏng tương đối chính xác những gì mà chúng ta thấy tại địa điểm thực tế. Sau mỗi lần thí nghiệm, chúng tôi lại thả một cuộn băng dính nhỏ lên trên mô hình – và khi chứng kiến cuộn băng dính di chuyển ngược chiều trọng lực, phản ứng của các tình nguyện viên khá là thú vị: bất ngờ có, mà sợ hãi, cũng có” – nhóm nghiên cứu chia sẻ.

Theo genk.vn