Tinh Hoa

Những ảo ảnh quang học dễ khiến con người phát điên

Khi một bức ảnh được chụp tại thời điểm hoàn hảo hoặc được ngụy trang một cách quá thông minh, nó có thể tạo nên những ảo ảnh quang học, dễ khiến mọi người điên đầu để tìm ra “hiện thực”.

 

Những ảo ảnh quang học, khiến mọi người điên đầu.

Việc kiểm tra trí thông minh và thị lực có thể làm cho nhiều người bối rối, trong khi một số người khác lại không hài lòng cho đến khi tìm ra đáp án, theo báo cáo của tờ Sun.

Nổi bật là sự kiện cái váy huyền thoại, chia cộng đồng mạng ra làm hai nửa xanh đen và vàng trắng. Mới đây, một hiện tượng tương tự đã gây sốt cộng đồng mạng, khi mọi người cùng nghe một đoạn ghi âm chỉ dài 4 giấy nhưng lại đưa ra 2 kết quả khác nhau là “yanny” và “laurel”. Thê nhưng bản ghi âm gốc có tại Vocabulary.com chỉ có một từ “laurel” thôi!

Các nhà nghiên cứu nhanh chóng giải thích chiêu trò đánh lừa người nghe đằng sau đoạn clip này. Nhưng nhiều người đã tỏ vẻ không đồng tình.

Nó đã dẫn đến một cuộc tranh luận tương tự như cuộc tranh luận về chiếc váy gây ảo giác vào năm 2015. Dường như lúc này mỗi người đều có một ý kiến riêng.

Nếu bạn đã sẵn sàng để thử nghiệm bản thân bằng một loạt các ảo ảnh quang học tương tự như những sự kiện trên, thì dưới đây là 11 hình ảnh gây ảo giác mà Lenstore dành cho bạn:

1. Bạn thấy có bao nhiêu màu trong bức hình dưới đây?

Bạn thấy có bao nhiêu màu trong bức hình dưới đây?

Các đường ngang màu cam và hồng đã đánh lừa khiến não của bạn nhận thấy: Màu xanh ở hình chữ nhật phía dưới bên trái khác màu ở hình chữ nhật phía trênbên phải.

Nhưng thực tế chỉ có một màu sắc trong cả 2 hình chữ nhật này.

Dưới đây là hình ảnh thật của các màu sắc khi không có các đường kẻ ngang:

Nhưng thực tế chỉ có một màu sắc trong cả 2 hình chữ nhật này.

2. Phần trên của cột màu xám có nhạt màu hơn phần dưới không?

Phần trên của cột màu xám có nhạt màu hơn phần dưới không?

Trả lời: Cột màu xám là một màu thống nhất và không hề có sự phân chia đậm nhạt.

Sự biến đổi của màu nền khiến mắt chúng ta nhìn thấy sự thay đổi tương tự về màu sắc trên cột màu xám.

3. Hình tròn màu hồng nào lớn hơn?

Hình tròn màu hồng nào lớn hơn?

Trả lời: Cả hai hình có cùng kích thước.

Kích thước khác nhau của các vòng tròn xung quanh đã tạo ra ảo giác rằng vòng tròn màu hồng phía trên lớn hơn cái bên dưới

4. Người nào cao hơn?

Người nào cao hơn?

Trả lời: Cả hai có cùng chiều cao

Cách mà hai người được đặt trong bối cảnh đã tạo ra hiệu ứng phối cảnh. Khi này ảo ảnh đã xuất hiện và khiến cho thị giác của chúng ta cảm thấy như 2 người ở xa – gần và có chiều cao khác nhau.

5. Các đường kẻ ngang màu đen có song song không?

Các đường kẻ ngang màu đen có song song không?

Trả lời: Chúng thực sự là những đường thẳng song song.

Các dãy màu sắc đã đánh lừa cảm nhận của đôi mắt. Nó khiến cho người nhìn cảm thấy như các dãy màu có kích thước hẹp hơn ở một đầu và rộng hơn ở đầu kia.

6. Hai đường kẻ dọc màu ngọc lam có bị uốn cong không?

Hai đường kẻ dọc màu ngọc lam có bị uốn cong không?

Trả lời: Thực tế chúng là hai đường thẳng.

Bối cảnh các đường  kẻ hồng đã tạo ra hiệu ứng phối cảnh, đánh lừa não bộ khiến người ta cho rằng 2 đường kẻ dọc màu ngọc lam uốn cong.

7. Những hình vuông lớn có lượn sóng không?

Những hình vuông lớn có lượn sóng không?

Trả lời: Các cạnh của hình vuông hoàn toàn thẳng. Nhưng các hình vuông màu đen và trắng nhỏ hơn bên trong đã tạo ra ảo ảnh lượn sóng.

8. Các đường màu hồng có song song không?

Các đường màu hồng có song song không?

Trả lời: Các đường chéo nhỏ cắt ngang đường chéo màu hồng đã đánh lừa thị giác chúng ta. Nhưng một khi chúng được bỏ đi, bạn sẽ nhìn thấy những đường màu hồng song song nhau.

9. Hai bức hình này có giống nhau không?

Hai bức hình này có giống nhau không?

Trả lời: Có. Hai bức ảnh sẽ trông giống nhau nếu được đặt theo thứ tự trên dưới.

Nhưng khi chúng được đặt cạnh nhau bạn sẽ nhìn thấy con đường trong hình bên phải có độ dốc hơn con đường ở bức hình bên trái.

10. Các chữ “A” và “B” trong ô vuông có cùng màu không? Hay chúng khác màu?

Các chữ “A” và “B” trong ô vuông có cùng màu không? Hay chúng khác màu?

Trả lời: Chúng có cùng một màu giống hệt nhau. Tuy nhiên, bóng của hình trụ đã làm cho chữ “B” trông sáng hơn chữ “A”.

11. Đường viền hai bên cửa sổ này có giao nhau ở đỉnh không?

Đường viền hai bên cửa sổ này có giao nhau ở đỉnh không?

Trả lời: Chúng chắc chắn sẽ giao nhau ngay tại đỉnh.

Hình chữ nhật màu vàng đã phá vỡ tính đối xứng và liên tục. Nó đã khiến cho chúng ta lầm tưởng rằng các đường cong của cửa sổ sẽ không bao giờ giao nhau.

Phép phối cảnh đã được Lenstore tuân thủ tuyệt đối. Ông nói: “Trong khi bộ não của chúng ta được lập trình để tổ chức và hiểu được những gì chúng ta nhìn thấy xung quanh, thì đôi mắt thường xu hướng đánh lừa chúng ta”.

“Điều này là do màu sắc, hoa văn và hình dạng đã đánh ‘lừa’ não bộ, khi những thứ không cần thiết được thêm vào các bức hình.”

Uniwriter