Nhóm người cực đoan Antifa được phân loại là nguy cơ khủng bố nội địa ở Mỹ với một lịch sử tấn công bạo lực, hăm dọa chính trị và âm mưu khủng bố.
Tại cuộc điều trần của Ủy ban An ninh Quốc gia về các mối đe dọa khủng bố toàn cầu ngày 30/11, Giám đốc FBI Christopher Wray phát biểu rằng: “Chúng tôi tổ chức một số vụ điều tra về nhóm vô chính phủ cực đoan, và từ đó sẽ xác định đúng những đối tượng có động cơ thực hiện hành vi bạo lực theo hệ tư tưởng Antifa”.
Ông nói thêm rằng, FBI đang chủ động điều tra trên phạm vi toàn quốc, và các nguồn tài trợ phía sau Antifa cũng là một điều mà FBI quan tâm sâu sắc.
Theo Wray, Antifa được FBI coi là một hệ tư tưởng chứ không đơn giản là một phong trào. Tổ chức cực đoan này có chi nhánh khắp Hoa Kỳ và ở nhiều nước khác trên thế giới.
Antifa đã được FBI và Bộ An ninh Nội địa dưới sự quản lý của Tổng thống Obama phân loại là nguy cơ khủng bố nội địa Mỹ. Theo các tài liệu mật, vào tháng 4/2016, Antifa được xem là “kẻ chủ mưu chính gây ra bạo lực tại các cuộc mít tinh công cộng chống lại một loạt các mục tiêu”.
Những nhóm cánh tả, như Antifa, đại diện cho mối đe dọa lớn nhất đối với việc thực thi luật pháp kể từ những năm 1970 và từ sau phong trào của tổ chức Weather Underground.
– Ed Klein, cựu tổng biên tập, Tạp chí New York Times
Văn phòng Bảo vệ và Phòng ngừa An ninh Quốc gia New Jersey liệt kê Antifa thuộc phần tử khủng bố nôị địa dưới vỏ bọc một nhóm “những kẻ cực đoan vô chính phủ”.
Tiền thân của Antifa là Antifaschistische Aktion (tổ chức hoạt động chống phát xít) ở Đức, là một bộ phận của Mặt trận Thống nhất của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Nga vào đầu những năm 1920. Nó thực hành chức năng bạo lực cho Đảng Cộng sản Đức, vì Liên Xô tin rằng cuộc cách mạng cộng sản sắp tới sẽ diễn ra ở Đức. Tổ chức này gán nhãn tất cả các đối thủ chính trị là “những người phát xít”, bao gồm các nhà xã hội dân chủ.
>>> Nhóm cực đoan Antifa có nguồn gốc từ đâu?
Phong trào này tiếp tục sử dụng “chống chủ nghĩa phát xít” làm nhãn hiệu chính trị để biện minh cho những hành động bạo lực nhắm đến những mục tiêu của nhóm này. Theo báo cáo năm 2016 của cơ quan tình báo Đức, Antifa sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa phát xít”, nhưng không hề đề cập đến chủ nghĩa phát xít thực sự. Thay vào đó, nhóm sử dụng cái nhãn “chủ nghĩa phát xít” để gán lên chủ nghĩa tư bản.
Theo tài liệu “America Under Siege: Antifa” (Nước Mỹ bị vây hãm: Antifa) công bố ngày 25/9 của Capital Research Center and Cohesion Films, Antifa chính là một tổ chức thực thi bạo lực của các nhóm cách mạng cộng sản, đặc biệt ở Hoa Kỳ.
Các vụ bạo lực của Antifa
Antifa đã được nhiều hãng tin nổi tiếng ở Mỹ khen ngợi vì tấn công dữ dội những người bão thủ, còn mặt nạ và khăn trùm đầu màu đen của các phần tử Antifa được tạp chí The New York Times tung hô như một biểu tượng thời trang.
Tuy nhiên, nhóm thường xuyên dính líu đến các vụ bạo lực, kiểm duyệt và hăm dọa chính trị.
Trong sách mới của Ed Klein, cựu tổng biên tập tạp chí New York Times, “Tất cả về chiến tranh: Âm mưu tiêu diệt Trump” (All Out War: The Plot to Destroy Trump), có nói về các tài iệu của FBI cho thấy Antifa đang hợp nhất với tổ chức khủng bổ ISIS.
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 19/11 với trang web điều tra của Mỹ Watchdog, Klein cho biết: “Tôi đã sao chép đầy đủ báo cáo của FBI trong cuốn sách của tôi, rằng những nhóm cánh tả bạo lực này đã đến châu Âu, gặp các đại diện của al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo, hoặc ISIS. Họ cũng đã tới Syria và lấy công thức chế tạo bom và hóa chất độc hại”.
Klein cho biết, FBI tin rằng Antifa sẽ leo thang bạo lực khi các cuộc bầu cử vào giữa năm 2018 đến gần. Ông nói: “Những nhóm cánh tả, như Antifa, đại diện cho mối đe dọa lớn nhất đối với việc thực thi luật pháp kể từ những năm 1970 và từ sau phong trào của tổ chức Weather Underground”.
Weather Underground là tổ chức cánh tả cực đoan ở Mỹ, được thành lập vào năm 1969, đã thực hiện nhiều vụ bạo lực và đánh bom. Mục tiêu là tạo ra một cuộc cách mạng bí mật để lật đổ Chính phủ Hoa Kỳ.
Ngày 8/10/1969, nhóm này tổ chức cuộc biểu tình công khai đầu tiên, là một cuộc bạo động ở Chicago.
Sau đó, Weather Underground tổ chức vụ đánh bom Điện Capitol – trụ sở Quốc hội Mỹ ngày 1/3/1971, ngụy biện rằng để “phản đối cuộc xâm lăng của Lào ở Hoa Kỳ”. Đối với vụ đánh bom Lầu năm góc ngày 19/5/1972, chúng tuyên bố rằng đó là “trả đũa cho cuộc đánh bom ở Hà Nội” và với vụ đánh bom tòa nhà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 29/1/1975, là “đáp ứng sự leo thang ở Việt Nam”.
Tài liệu sáng lập của tổ chức này kêu gọi thành lập một “lực lượng chiến đấu trắng” liên minh với “phong trào giải phóng đen” và các phong trào cấp tiến khác để “lật đổ chủ nghĩa đế quốc Mỹ và tạo nên thế giới không giai cấp: chủ nghĩa cộng sản toàn cầu”.
Ngày 12/11, cảnh sát Florida đã bắt Christopher Langer, bị tình nghi hỗ trợ chi nhánh Occupy Wall Street của Antifa. Hắn mang theo các thiết bị nổ và 200 container chứa các loại bột, axit, dịch cơ thể và các chất khác.
Langer là một người nghiện heroin chống chính phủ, được cho là muốn “lấy lại công bằng” bằng cách tấn công những người phản ứng đầu tiên.
Ngày 27/11, tại bang Washington, chi nhánh của Antifa đã làm chập mạch dây mồi khởi động trên một tuyến đường xe lửa để phản đối khai thác khí gas bằng phương pháp fracking. Nhóm này viết về hành động của mình trên trang web Puget Sound Anarists: “Chúng tôi tạm hoãn hệ thống đường sắt ở vùng Oakland rộng lớn bằng làm chậm mạch các dây mồi khởi động”.
Ngay sau đó, ngày 29/11, cảnh sát đã đột kích và phá vỡ một khu trại của Antifa ở gần đó. Theo hãng tin địa phương the Olympian, những người biểu tình Antifa đã thành lập trại và phong tỏa đường phố vào ngày 17/11. Cuộc tấn công gần đây xảy ra gần 2 tuần sau đó đã kết thúc với việc 12 người bị cảnh sát bắt giữ.
Tại Hà Lan, một thành viên Antifa bị bắt vì đánh bị thương một sĩ quan cảnh sát và giết chết một con ngựa cảnh sát trong một cuộc biểu tình vào ngày 26/11.
Vụ việc này đã gợi nhớ lại cuộc phản kháng bạo lực ở Antifa vào tháng 3/2016 tại Kansas City, April Foster 29 tuổi bị bắt vì tấn công một con ngựa cảnh sát.
Trong những tuần gây đây, có nhiều vụ tấn công liên quan đến các phần tử cực đoan của Antifa. Tại Berkeley, một lãnh đạo của chi nhánh Antifa đang bị kiện vì cố ngăn chặn tự do ngôn luận.
Tại Philadelphia, Phong trào bãi nhiệm cách mạng, một chi nhánh vũ trang của Antifa, đang tổ chức một hội thảo chống cảnh sát. Còn tại Boston, các phần tử Antifa đã đánh gãy xương một người tổ chức các cuộc mít tinh tự do.
Bạch Vân, theo Epoch Times