Vào ngày 01 tháng 05, Trung quốc tiến hành hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương Thạch Du 981) tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển của Việt Nam 130 hải lý.
Sự việc này đã gây ra tranh chấp giữa cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng các tàu hải giám và hải cảnh của Trung Quốc. Phía Trung Quốc bị cáo buộc đã tấn công gây thiệt hại cho tàu của Việt Nam. Việt Nam tố cáo hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam theo Công ước luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Ðông (DOC) mà Trung Quốc đã ký kết với các nước ASEAN năm 2002.
Việc Trung Quốc thường xuyên có xung đột với các nước láng giềng có liên quan mật thiết tới những sự việc chính trị trong nội bộ của họ, ngay sau khi Hội nghị lần thứ ba kết thúc, ngay hôm sau liền xảy ra vụ đánh bom Thanh Đảo, tức ngày 23 tháng 10 năm ngoái. Cùng thời gian này Trung Quốc bất ngờ đơn phương tuyên bố hoạch định “khu vực phòng không Biển Đông” và yêu cầu những máy bay qua khu vực này phải thông báo cho chính quyền Trung Quốc, sự việc này đã gặp phải phản pháo mãnh liệt trong cộng đồng quốc tế, khiến tình hình quốc tế ngày càng căng thẳng.
Nhìn nhận một cách khách quan thì đất nước Trung Quốc đang phải đối mặt với những căng thẳng và tình hình bạo lực trong nước đang ngày gia tăng, trong khi đó việc châm ngòi cho những kích động tại biển Đông sẽ đẩy Trung Quốc vào tình thế trở thành kẻ đơn độc khi đối diện với dư luận Quốc tế. Vậy thì tại sao Trung Quốc vẫn không ngừng các chiến dịch gây rối tại Biển Đông?
Các chuyên gia cho rằng, sự việc gây rối ở biển Đông, trên thực tế là yêu cầu bức bách của nội bộ chính quyền Trung Cộng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang ở trong thời khắc cực kỳ khủng hoảng, mục tiêu chủ yếu không phải là nhắm vào Hoa Kỳ và Nhật Bản, mà muốn đẩy khủng hoảng này đi bằng cách kích động hận thù và lợi dụng lòng yêu nước của người dân trong nước. Áp lực và các mối đe dọa của Tập Cận Bình không chỉ từ bè phái của Giang Trạch Dân, mà còn đến từ đồng minh thái tử Đảng.
Từ bạo loạn đẫm máu đến thanh trừng trong nội bộ Đảng
Chỉ tính riêng trong năm 2014, từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã phải đối mặt với rất nhiều sự kiện gây hoang mang cho chính quyền lẫn người dân, điển hình như thảm sát kinh hoàng diễn ra tại ga xe lửa Côn Minh vào ngày 1 tháng 3, gây ra cái chết của 29 người và làm bị thương 143 người. Vụ thảm sát được xem là thảm họa 11/09 của Trung Quốc. Thông tin rò rỉ từ một số trang báo độc lập tại Hồng Kông tiết lộ sự tình bên trong và cho biết “đây thực sự là cuộc tàn sát do một tay Tăng Khánh Hồng sắp đặt nên”, kế hoạch ban đầu là tấn công 5 thành phố cùng lúc, dựa vào đó để tạo tình trạng bất ổn xã hội nhằm thách thức vị trí thống trị của Tập Cận Bình, đồng thời phát động cuộc đảo chính nhằm lật đổ chính quyền của Tập.
Tiếp sau đó, vào ngày 30 tháng 04 một vụ nổ tại Tân Cương làm 3 người thiệt mạng và 79 người bị thương, vụ việc xảy ra 4 ngày sau chuyến thăm của chủ tịch Tập Cận Bình đến nơi này. Sau vụ nổ, Tập Cận Bình đã tuyên bố tình trạng khủng bố và yêu cầu tăng cường các biện pháp xử lý để giải quyết triệt để tình trạng này. Tình hình chưa nguội xuống thì mới đây, một vụ tấn công tại ga xe lửa Quảng Châu vào ngày 6 tháng 5 chỉ sau vụ nổ tại Tân Cương đúng một tuần.
Song song với các diễn biến bạo lực càng ngày càng gia tăng tại Trung Quốc, trong nội bộ Đảng, từ quan chức cấp cao đến cán bộ Đảng viên cấp địa phương đều lần lượt rớt đài trong chiến dịch chống tham nhũng được khởi xướng bởi Tập Cận Bình với khẩu hiệu “diệt cả hổ lẫn ruồi”. Theo thống kê của một số tờ báo, trong năm 2013 và đầu 2014, nhiều quan chức bị điều tra và vô số quan chức cấp cao ngã ngựa, các cái tên đáng chú ý nhất phải kể đến đó là Bạc Hy Lai, Lý Đông Sinh, Chu Vĩnh Khang, và một số quan chức quân đội cấp tướng như Cốc Tuấn Sơn, Từ Tài Hậu. Phần lớn các quan chức bị thanh trừ đều là phe cánh thân tín của Giang Trạch Dân.
Trên chính trường Trung Quốc, đã từ lâu, giới phân tích đều cho rằng thực chất của những chiến dịch chống tham nhũng là chiêu bài chính trị nhằm triệt tiêu các đối thủ. Điển hình như Trần Hy Đồng, cái gai trong mắt của Giang Trạch Dân đã bị nhổ bỏ cũng chính bằng chiêu bài này.
Như vậy, một bên là các cuộc bạo loạn, một bên là chiến dịch thanh trừng chính trị, có thể nói Trung Quốc đang đối mặt với cuộc chiến nội bộ.
Khủng hoảng bắt nguồn từ việc che đậy tội ác diệt chủng
Vào ngày 20 Tháng 12 năm 2013, Ủy ban Kỷ luật Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thông báo rằng Lý Đông Sinh, Thứ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Phòng 610 Trung ương, đang bị điều tra bởi “hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng,” sự việc liên quan rõ ràng tới việc tham nhũng.
Lý Đông Sinh có quan hệ gần gũi với Chu Vĩnh Khang, cựu Tổng trưởng của PLAC, bộ máy an ninh khổng lồ của Trung Quốc. Được biết đến như một vết sẹo an ninh của Trung Quốc, Chu Vĩnh Khang cũng là một thành viên Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị trước khi nghỉ hưu vào năm 2012 và là một trong những người đàn ông quyền lực nhất ở Trung Quốc cũng như là một trong những quan chức cấp cao nhất chịu trách nhiệm về chiến dịch chống lại Pháp Luân Công.
Chu và Lý, thuộc trong số những người, được chính cá nhân Giang Trạch Dân lựa chọn để thực hiện chiến dịch diệt chủng của mình chống lại Pháp Luân Công. Hàng trăm quan chức và các cộng sự của bộ ba bị cáo buộc này đã bị xa thải khỏi vị trí của họ trong vòng 18 tháng qua và đều bị điều tra.
Các vụ bắt giữ này được cho là đã gây ra sự hoảng loạn trong phe của Giang Trạch Dân và trong hệ thống pháp luật, tư pháp, và cảnh sát. Cảnh sát và các nhân viên an ninh khác hiện nay đều sợ rằng bản thân họ cũng có thể phải chịu trách nhiệm về những tội ác mà họ đã phạm đối với các học viên Pháp Luân Công.
Chiến dịch diệt chủng nhắm vào những người tu luyện Chân Thiện Nhẫn
Năm 1999, ngày 20 tháng 7, chỉ với mấy chữ ngắn gọn “nhổ bỏ tận gốc Pháp Luân Công”. Giang Trạch Dân đã cho triển khai một hệ thống đàn áp tàn bạo đẩy người tu luyện vào tình thế nguy hiểm. Tìm hiểu về sự đàn áp Pháp Luân Công chúng ta sẽ biết được bản chất thật sự của chính quyền đó.
Pháp Luân Công là môn rèn luyện tinh thần cổ xưa trong Phật gia của Trung Quốc. Môn tập này bao gồm những bài giảng về đạo đức, một bài tĩnh công, và bốn bài công pháp nhẹ nhàng thực sự độc đáo và là một cách rất dễ chịu để nâng cao sức khỏe và năng lượng. Theo thống kê chính thức từ cơ quan truyền thông nhà nước [Trung Quốc], uớc tính chỉ trong vòng 7 năm số lượng học viên Pháp Luân Công tính riêng tại Trung Quốc đã đạt đến 100 triệu người.
Tuy nhiên sự phát triển thần kỳ của Pháp Luân Công đã làm cho Giang Trạch Dân, kẻ đứng đầu nhà nước Trung Quốc thời điểm bấy giờ, trở nên bất an. Để “nhổ tận gốc” Pháp Luân Công [theo yêu cầu của Giang], ĐCSTQ đã thực hiện chiến dịch tuyên truyền với quy mô chưa từng có: phỉ báng rằng Pháp Luân Công là tà giáo, dàn dựng sự việc học viên Pháp Luân Công tự thiêu để lên thiên đường, Pháp Luân Công gây ra chết người cho hơn 1400 người…
ĐCSTQ còn sử dụng hơn 100 thủ đoạn tra tấn để ép buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ niềm tin của mình, hàng trăm ngàn người dân vô tội bị bỏ tù mà không cần xét xử.
Từ tháng 9 năm 2006, Tổ Chức Quốc tế Điều tra cuộc Bức hại Pháp Luân Công [New York] đã thu thập được một số lượng lớn các bằng chứng từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm Ủy Ban Chính trị và Luật Pháp, các trung tâm cấy ghép nội tạng, các bệnh viện quân đội… Các bằng chứng này đã vẽ ra một bức tranh toàn cảnh về việc ĐCSTQ đã mổ cắp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công vẫn đang còn sống, thậm chí còn thí nghiệm trên thân thể người sống.
Ngày nay Trung Quốc đã trở thành “thiên đường cấy ghép tạng” của những người có nhu cầu về nội tạng trên toàn thế giới. Chỉ duy nhất tại Trung Quốc, thời gian chờ đợi cho một ca ghép gan chỉ chưa đầy 2 tuần, trong khi tại các quốc gia khác, thời gian chờ đợi thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Đằng sau sự “tiến bộ” của ngành cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc, ít người biết đến sự thật đen tối về nguồn gốc của nguồn nội tạng bị cưỡng chế một cách phi pháp từ hàng ngàn người dân vô tội.
Tu luyện về Thân lẫn Tâm
Pháp Luân Công là môn rèn luyện tinh thần cổ xưa trong Phật gia của Trung Quốc. Môn tập này bao gồm những bài giảng về đạo đức, một bài tĩnh công, và bốn bài công pháp nhẹ nhàng thực sự độc đáo và là một cách rất dễ chịu để nâng cao sức khỏe và năng lượng.
Cốt lõi của Pháp Luân Công là các giá trị Chân – Thiện – Nhẫn (trong tiếng Hán là Chân 真 Thiện 善 Nhẫn 忍). Pháp Luân Đại Pháp giảng rằng đó chính là những đặc tính cơ bản nhất của vũ trụ, và lấy nó làm chỉ đạo trong tu luyện và cuộc sống hàng ngày.
Thông qua việc chuyên tâm và kiên định thực hành, các học viên Pháp Luân Công dần đạt được trạng thái vô ngã, có cách nhìn nhận và nhận thức thấu đáo hơn; nội tâm thuần tịnh và cân bằng – đây là những lý do sâu xa hơn để thực sự có được sức khỏe tốt. Cuối cùng người đó sẽ đạt đến trạng thái tinh thần mà trong văn hóa truyền thống phương Đông gọi là “giác ngộ” hay “đắc Đạo”.
Pháp Luân Công đã nhận được rất nhiều bằng khen, giải thưởng, bằng công nhận của các quan chức chính phủ và các tổ chức khác nhau. Ông Lý Hồng Chí – Người sáng lập pháp môn, đã năm lần được đề cử giải Nobel Hòa bình và được Nghị viện châu Âu đề cử cho giải thưởng Tự do Tư tưởng Sakharov. Ông đã được trao tặng giải Tự do Tôn giáo Quốc tế của Freedom House.