Không lâu sau lễ duyệt binh quy mô lớn kỷ niệm “90 năm thành lập quân đội Trung Quốc”, ông Tập Cận Bình và nhiều lãnh đạo cấp cao khác của ĐCSTQ đã 3 ngày không xuất hiện trên truyền hình. Ngoài ra còn rất nhiều dấu hiệu cho thấy, Hội nghị bí mật Bắc Đới Hà mà nước ngoài đang quan tâm đã bắt đầu.
Truyền thồng Nhật Bản ngày 8/3 đưa tin, trong 3 ngày trên lối ra vào Bắc Đới Hà luôn có cảnh sát vũ trang kiểm tra rất chặt chẽ đối với các xe ra vào, lối đi quanh các biệt thự mà những quan chức cấp cao ĐCSTQ đang nghỉ ngơi cũng bị phong tỏa.
Bởi vì năm nay sẽ diễn ra Đại hội 19 của ĐCSTQ, cộng với việc người được cho là sẽ kế nhiệm ông Tập Cận Binh, Ủy viên Bộ chính trị – ông Tôn Chính Tài gần đây bất ngờ bị hạ bệ, nên hội nghị Bắc Đới Hà càng được nước ngoài quan tâm. Có nguồn tin cho biết, lão đại Tăng Khánh Hồng và các quan to của phe Giang đều đã đến Bắc Đới Hà chuẩn bị gây khó dễ cho ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn.
Thời báo Epoch Times cho biết, hội nghị Bắc Đới Hà hiện tại có sự khác biết rất lớn so với trước đây. Cụ thể ở hai điểm sau: thứ nhất, hưu nhàn là chủ yếu, mở họp là phụ, hoàn toàn trái ngược với trước đây; thứ 2 là không có việc nguyên lão sẽ tham gia vào chính sự.
Tờ South China Morning Post (Hong Kong) ngày 4/8 dẫn quan điểm của ông Trần Đạo Ngân – chuyên gia Học viên chính trị pháp luật Thượng Hải cho biết, hiện tại ông Tập Cận Bình đang nắm giữ toàn bộ quyền lực trong “Đảng”, “Chính”, “Quân”, cơ cấu hiện tại cho thấy không có ai có thể khiêu chiến ông Tập Cận Bình.
Trong lễ duyệt binh tại Nội Mông tuần trước, ông Tập Cận Bình là lãnh đạo duy nhất hiện diện. Ngày hôm sau trong hội nghị kỷ niệm “90 năm thành lập quân đội Trung Quốc”, bài phát biểu của ông Tập Cận Bình hoàn toàn tên của các cựu lãnh đạo đảng đang còn sống là ông Giang Trạch Dân và ông Hồ Cẩm Đào.
Trên thực tế, từ năm 2015, sau khi truyền thông Trung Quốc nói thẳng “Bắc Đới Hà không phải là hội nghị”, việc các cựu lãnh đạo quy tụ tại Bắc Đới Hà chỉ là nghỉ ngơi, thay đổi hình thức hưu nhàn của mình. Mặc dù vẫn luôn có các nguyên lão và các lãnh đạo cấp cao đương nhiệm đến Bắc Đới Hà, nhưng đây không phải là hội nghị thực chất, lại càng không có chuyện thảo luận về việc bố trí nhân sự cho bộ khung của chính quyền.
Năm 2016, ông La Vũ, con trai cố Đại tướng Trung Quốc La Thụy Khanh khi trả lời phóng viên của thời báo Epoch Times đã cho biết: “Hội nghị Bắc Đới Hà trong thời kỳ Mao Trạch Đông và Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào sau này là không giống nhau. Ở thời kỳ sau xuất hiện việc các nguyên lão can thiệp vào chính trị, vì thế sau khi ông Tập Cận Bình nhậm chức, đã liên tục làm suy yếu tầm ảnh hưởng hội nghị Bắc Đới Hà“.
Ông cho rằng, hội nghị Bắc Đới Hà hiện nay đã suy yếu đi rất nhiều, chính là nói việc các quan chức về hưu tham dự chính trị đã không còn sức ảnh hưởng nữa; ông Tập Cận Bình muốn mở hội nghị thì mở, không muốn mở thì không mở; nếu có vấn đề trọng đại cần giải quyết, ông Tập cũng không cần đợi đến hội nghị Bắc Đới Hà.
Lê Hiếu biên dịch