Tinh Hoa

Nhật Bản: Núi lửa mạnh lên, tìm kiếm nạn nhân ngưng trệ (cập nhật)

 Nỗ lực tìm kiếm hàng chục nạn nhân mất tích do vụ phun trào núi lửa tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ ở Nhật Bản đã phải trì hoãn vào thứ Ba (30/9) do lo ngại tình huống đang xấu đi với nguy cơ sẽ có thêm vụ nổ mới.

<span data-mce-style=”font-size: 12pt;” style=”font-size: 12pt;”><img id=”__wp-temp-img-id” src=”http://l1.yimg.com/bt/api/res/1.2/WXXcPo0Jt27fcrWp0nbELg–/YXBwaWQ9eW5ld3M7Zmk9ZmlsbDtoPTgwMDtweW9mZj0wO3E9Njk7dz01ODU-/http://media.zenfs.com/en_us/News/ap_webfeeds/250232e12a9af626600f6a7067007f00.jpg” alt=”” width=”700″ height=”957″ title=”Ban Biên Tập” /></span>

Chiếc trực thăng thuộc Lực lượng Tự vệ Nhật Bản đang nâng một nạn nhân trong vụ phun trào núi lửa hôm Chủ Nhật (28/9). (Ảnh: AP/Kyodo News)

Hàng trăm quân nhân đã sẵn sàng cho cuộc tìm kiếm nạn nhân bằng đường bộ trên núi Ontake, trực thăng cũng chuẩn bị tiếp tục cứu hộ ít nhất 24 nạn nhân đang bị kẹt trong đám mưa tro bụi và đất đá sau vụ phun trào núi lửa đột ngột chiều Thứ Bảy (27/9), đúng lúc đang có rất nhiều người, gồm cả trẻ nhỏ nơi đây.

Ít nhất 69 người bị thương và 30 trong số đó đang bị thương nặng. Mười hai thi thể đã được tìm thấy ở độ cao 3.067 m, trong khi hơn 36 người khác có thể đã thiệt mạng. Việc tìm kiếm cứu hộ đang bị hoãn lại do khí ga và tro bụi xả ra từ miệng núi lửa quá nhiều. “Tôi chỉ muốn biết tin bây giờ”, ông Kiyokazu Tokoro nói với truyền thông Nhật Bản. Cậu con trai 26 tuổi của ông cùng cô bạn gái bị mất tích trong vụ phun trào núi lửa, hiện vẫn chưa được tìm thấy.

Sáng Thứ Ba (30/9), dư chấn từ Ontake đang mạnh dần, dấy lên lo ngại sẽ thêm đá rơi và thậm chí là các vụ nổ khí ga từ miệng núi lửa, một lãnh đạo tại Cơ Quan Khí Tượng Nhật Bản chịu trách nhiệm quan sát núi lửa cho biết. “Mức độ dư chấn đêm qua dâng cao, rồi bớt dần, nhưng tăng lại sáng nay. Tình hình có thể nghiêm trọng hơn, do đó cần phải rất thận trọng”, ông Yasuhide Hasegawa thuộc Cơ quan khí tượng Núi lửa cho rằng, không loại trừ có thể xảy ra một vụ phun trào giống hôm Thứ Bảy: “Khả năng áp suất hơi nước tại núi lửa đang dâng cao, dễ gây ra vụ nổ nữa, lúc đó, loạt đá trên miệng núi có thể văng ra, rất nguy hiểm cho lực lượng cứu hộ”.

<span data-mce-style=”font-size: 12pt;” style=”font-size: 12pt;”><img id=”__wp-temp-img-id” src=”http://l1.yimg.com/bt/api/res/1.2/Mrn9Ivco5PdzWafa2gPkvA–/YXBwaWQ9eW5ld3M7Zmk9ZmlsbDtoPTgwMDtweW9mZj0wO3E9Njk7dz02OTI-/http://media.zenfs.com/en_us/News/afp.com/Part-HKG-Hkg10099795-1-1-0.jpg” alt=”” width=”700″ height=”809″ title=”Ban Biên Tập” /></span>

Máy bay trực thăng thuộc Lực lượng Tự vệ Nhật Bản bay trên miệng núi lửa đang phun trào hôm Chủ Nhật (28/9). (Ảnh: AFP)

<span data-mce-style=”font-size: 12pt;” style=”font-size: 12pt;”><img id=”__wp-temp-img-id” src=”http://l1.yimg.com/bt/api/res/1.2/TLLCbpa_DiedaG3t17rhfg–/YXBwaWQ9eW5ld3M7Zmk9ZmlsbDtoPTgwMDtweW9mZj0wO3E9Njk7dz00OTY-/http://media.zenfs.com/en_us/News/ap_webfeeds/64c571da4e730d26610f6a706700a3dc.jpg” alt=”” width=”700″ height=”1129″ title=”Ban Biên Tập” /></span>

Một cảnh chụp từ trên không cho thấy lực lượng cứu hộ Nhật Bản đang chuyển 8 thi thể trên ngọn núi lửa Ontake vào hôm Thứ Hai (29/9). (Ảnh: AP/Kyodo News)

Vụ phun trào cuối tuần vừa rồi có thể thổi bay những tảng đá rất lớn với tốc độ ngang một chiếc máy bay, ông Kazuaki Ito, một chuyên gia khảo sát núi lửa Ontake sau lần hoạt động đầu tiên vào năm 1979, cho biết. “Rất khó để biết được các nạn nhân đã chết vì đá rơi hay hít phải tro bụi”, chuyên gia này nhận xét.

Hiện có khoảng hơn 800 nhân viên cứu hộ đang chờ đợi để tiếp tục công việc nếu núi lửa bớt “dữ dằn”. Một nhân viên cứu hỏa tại trung tâm cứu hộ dưới chân núi cho biết, khói bụi phun ra từ Ontake thẳng lên bầu trời có độ cao khoảng 400 m.

Tình hình trên đỉnh núi rất nguy hiểm, tro bụi phủ xám cả vùng trời, cùng lượng lớn khí ga độc hại không ngừng xả ra từ miệng núi lửa. Hầu hết các nạn nhân được tìm thấy trong một ngôi đền gần miệng núi Ontake, trong đó có một bé gái 11 tuổi là Akari Nagayama và mẹ của em.

Nhật Bản nằm trong số những quốc gia có hoạt động dư chấn mạnh nhất trên thế giới. Vào năm 1991, 43 người đã thiệt mạng trong đợt phun trào dung nham ở núi Unzen phía Tây Nam. Ontake là ngọn núi lửa mạnh thứ hai của Nhật Bản, với đợt phun trào gần nhất cách đây 7 năm tuy không đáng kể.

Thiên Hà, Công Lý – Theo AFP