Việc phục hồi lễ hội nên ‘gạn đục khơi trong’, bỏ việc chém lợn sống, bỏ việc sờ ngực đàn bà là tốt nhất. Trong lịch sử lễ hội qua nhiều thời kỳ, không phải cái gì cứ cổ là giữ lại…
Lễ hội chém lợn ở Ném Thượng gần 100 năm trước Sinh hoạt lễ hội trên địa bàn xã Niệm Thượng (Ném Thượng) trước đây trong ngày Rằm tháng Giêng đã được cụ Phạm Xuân Lộc thời đó ghi lại trong tài liệu Bắc Ninh tỉnh khảo dị (quyển 6) vào ngày đầu tháng 10 năm 1920 Tây lịch. Tài liệu này đã được 2 Tiến sĩ Viện nghiên cứu Hán Nôm là Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Tô Lan dịch và in trong cuốn Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu Hán Nôm, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2009. Chúng tôi trích phần dịch như sau: “Sáng ngày 15 tháng giêng giết lợn tế thần. Từng nghe, ở xã Niệm Thượng có tục chém lợn sống tế thần hoàng là vị sứ quân thứ nhất trong mười hai sứ quân. Thần ấy sinh thời rất thích ăn thịt lợn sống, trong xã hàng năm cứ luân phiên thứ tự, mỗi năm có 4 người nuôi lợn, mỗi người nuôi một con.
Lễ hội chém lợn gây tranh cãi. (Ảnh Internet) Vào tháng 3 năm trước, mỗi người đi chợ mua một con lợn mang về nhà nuôi. Đến tháng 2 năm sau thì con lợn ấy lớn ước chừng 10 đồng lẻ. Phong tục của dân là đến 9 giờ sáng ngày 15 tháng 1, người nào trong làng đến lượt nuôi lợn thì người đó bắt lợn thả vào trong giọ, ủy cho 4 gia nhân khiêng giọ lợn ra sân đình. Đến lúc 4 giọ lợn đã rước ra đến sân đình thì đặt 4 cái giọ ở sân đình. Bài liên quan:
Báo quốc tế nói gì về lễ hội chém lợn của Việt Nam? Lãnh đạo bộ, ngành không đi lễ hội nếu không được phân công Lễ hội chùa Hương: Cấm treo thịt, đổi tiền lẻ Tết Trung thu trở thành lễ hội Halloween Bày biện xong xuôi, kỳ mục cùng các kỳ lão cử 4 viên kỳ mục có sức khỏe cầm một con dao dài, đứng trước miệng giọ lợn, còn mọi người trong xã đứng đầy ở sân đình, dáng vẻ nghiêm trang. Một vị Lý trưởng hoặc kỳ mục trước tiên đánh một hồi trống liền ba hồi, sau đó thì mấy người đàn ông đánh động giọ lợn. Con lợn trong giọ chạy ra ngoài giọ. Kỳ mục cầm dao chém đầu con lợn, khấn với thần. Lời khấn như sau: “Nay toàn dân thành tâm có đầu con lợn béo xin kính hiến thượng đẳng thần, xin thần hưởng trước, phù hộ toàn dân bình an”. Khấn xong, vái xong, những đầu lợn này lại được đem về nhà các giáp trưởng cạo lông, đem luộc và để riêng một chỗ. Sau mới kính biếu các người già trong làng. Còn mình lợn và lục phủ ngũ tạng, sau khi chém đầu lợn xong thì mang gấp về nhà giáp trưởng, lấy nước sôi làm thịt. Lông lợn và lòng lợn làm xong, luộc lên rồi chia thành từng cỗ. Bốn giáp cùng khiêng cỗ ra đình. Những người già kỳ mục, lý trưởng chỉnh đốn trang phục mũ mão tế thần Thập nhị sứ quân (12 sứ quân). Tế xong, mỗi giáp ngồi một gian trong đình, mọi người cùng ngồi ăn uống. Lúc ấy tức là 12 giờ. Tế đến 1 giờ xong, mới được ăn uống. Ăn uống xong, mọi người trở về nhà. Đến 7 giờ tối thì mướn đào nương về hát thờ thần. Tối ngày 15 tháng giêng, úp đèn thờ thần, điểm ngực. Từng nghe, xã ấy có tục đốt đèn thờ thần. Nhập tịch lệ từ ngày mùng mười tháng giêng đến ngày mười lăm tháng giêng mới dừng tịch thờ thần. Từ mùng mười đến mười lăm mỗi ngày dùng lợn, xôi, trầu, rượu tế thần cho đến ngày dừng tịch (tức tối ngày 15 tháng giêng) thì lại đốt đèn thờ thần. 12 giờ hôm đó mới dùng lợn tế thần. Cho đến 7, 8 giờ tối, dân xã ủy cho một người giáp trưởng chuẩn bị một con gà, một mâm xôi, một vò rượu, 50 miếng trầu cau đem ra đình bái yết thần. Kỳ mục ngồi trước hương án, khấn thần. Khấn rằng: “Ngày mười lăm tháng giêng năm Khải Định thứ 5 (1920) đến đêm nay thì lễ đã xong, hương lão kỳ mục chức sắc cùng toàn dân trong xã có một trù xướng ca, thành tâm dâng lễ gà xôi, nước trong, vàng mã, xin báo cáo với thần. Thượng đẳng thần hưởng xong, xin xem ca hát, ban phú quý cho toàn dân. Cẩn cáo”. Khấn xong, mọi người cùng lễ bái thần. Mọi việc xong, thì người già ngồi ở một gian bên trong đình nghe hát. 3,4 người kỳ mục ngồi ở gian giữa, ở chỗ có hương án, đánh trống xem hát. Đào nương đứng ở ngoài hương án mà ca hát. Đàn ông, đàn bà, người già trong làng đều ra đình xem và nghe hát. Ca hát từ đó đến 8,9 giờ tối thì thắp đèn, hát đến chừng 2 giờ đêm. Một người kỳ mục bưng đĩa đèn đứng thẳng trên mặt đất giữa đình, lấy một cái chõ úp lên trên đèn, (tục cổ thì tắt đèn đi, nay lấy cái chõ úp lên trên), trong đình, trong cung ấy tối om om. Một người kỳ mục ngồi ở gian chính giữa mới nhảy xuống sờ ngực người đào nương. Còn đàn ông đàn bà người nào người nấy thấy đèn bị che đi, lại thấy kỳ mục sờ ngực đào nương thì các đàn ông cũng sờ ngực đàn bà. Khoảng ba phút đồng hồ thì có một người nhấc cái chõ ra, đèn lại sáng. Mọi người không sờ ngực nữa, lại ngồi nghiêm chỉnh như cũ để nghe hát… Nếu như năm nào nhập tịch tế thần không mướn đào nương đến đình tế thần, lại không sờ ngực đào nương, không có đàn ông sờ ngực đàn bà thì năm ấy trong làng trâu bò lợn gà phần nhiều đều bệnh tật, người người đều không được yên. Trong làng hay xảy ra chuyện tranh giành, hay sinh chuyện kiện cáo. Dân trong xã nhiều người hao tốn tiền của…”.
Việc phục hồi lễ hội nên “gạn đục khơi trong”? (Ảnh Internet) Trên đây là đoạn chúng tôi trích lại từ tài liệu trên. Hiện nay, chúng tôi chưa khảo được cụ Phạm Xuân Lộc sinh năm nào. Nếu cụ khai tài liệu này năm đã 30 tuổi thì tuổi cụ đến nay là 125 tuổi. Hi vọng sẽ có ngày tìm ra vì cụ này họ Phạm, quê Bắc Ninh. Nếu khi khai, cụ đã hơn thì tuổi càng cao. Chỉ biết trong lời Tựa cụ ghi rằng: “Đến khi dân các xã mở hội tế thần đích thân tới các xã tận mắt xem xét, thấy không có điều gì sai lầm, sau đó dám xin đóng quyển”. Có nghĩa cụ viết “từng nghe” nhưng có sự trực khán kiểm tra của các “đường quan”, tức quan tứ phẩm trở lên. Cuối văn bản, cụ ký là “Thần Phạm Xuân Lộc”, có nghĩa đây là văn bản gửi cho vua hoặc triều đình, không thể ghi chép bậy bạ được. Hiện nay, khi qua các vùng đó tìm hiểu, chúng tôi gặp toàn những người ít tuổi hơn cụ Phạm Xuân Lộc nên cũng khó đối chứng. Bài liên quan:
Đội mưa xem lễ hội chọi trâu đầu tiên tại Hà Nội Choáng váng, ngất xỉu ở lễ hội Đền Hùng Nổi da gà với các bài khấn ở lễ hội Nhức nhối cướp giật hoành hành mùa lễ hội Qua ghi chép trên ta thấy, thần được thờ là “vị sứ quân thứ nhất trong mười hai sứ quân”. Bản dịch là vậy song phải chăng là một trong 12 hai sứ quân. Gọi ai là thứ nhất e khó. Khi ghi danh trong Đại Việt sử ký toàn thư, người được ghi trước là Ngô Xương Xí, nhưng vị sứ quân này cát cứ ở Thanh Hóa. Tiên Du lúc đó là địa bàn của sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp, vị này có bố đẻ là tướng người Hoa sang, nên nhà sử học Nguyễn Danh Phiệt xác định là người Hoa, cát cứ vùng Tiên Du này. Sứ quân mang họ Lý thì chỉ có Lý Khuê, nhưng cát cứ ở Siêu Loại, nay là Thuận Thành, Bắc Ninh, bên kia sông Đuống. Theo như bài cúng thì thần là “thượng đẳng thần”. Tục chém lợn đi kèm với tục xướng ca “điểm ngực”. Cả hai tục này đều có những yếu tố nghi thức mà ngày nay khó có thể đánh giá là thuần phong mĩ tục theo định hướng văn hóa hiện thời. Việc phục hồi lễ hội nên “gạn đục khơi trong”, bỏ việc chém lợn sống, bỏ việc sờ ngực đàn bà là tốt nhất. Trong lịch sử lễ hội qua nhiều thời kỳ, không phải cái gì cứ cổ là giữ lại, ví dụ như tục đâm tù binh hiến tế cầu mưa còn được thấy rõ trên trống đồng Đông Sơn. Hà Nội, 30/1/2015 Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ |
Theo Eva.vn