Bảng cầu cơ (Ouija board) thường được xem là một công cụ để con người có thể giao tiếp với thế giới tâm linh hoặc các thế lực huyền bí. Nhưng rốt cuộc tấm bảng bí ẩn này có nguồn gốc từ đâu?
Từ rất lâu, bảng cầu cơ Ouija – còn được gọi là bảng linh hồn hay bảng nói chuyện, đã là một phần của nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Mãi đến thế kỷ XIX, Elijah Bond mới phát minh ra trò chơi mang tên “Ouija” và đưa bảng cầu cơ ra công chúng.
Các bảng cầu cơ Ouija đều có chung các đặc điểm đó là: Thân bảng được khắc đầy đủ một bảng chữ cái và dãy số từ 0-9; các từ “xin chào”, “tạm biệt” hoặc các từ mang nghĩa đầy đủ khác (tùy thuộc vào người tạo ra bảng).
Mỗi tấm bảng đều có một miếng gỗ nhỏ hình tam giác – một vật thiết yếu trong nghi lễ. Nó được dùng như một phương cách để giao tiếp với các linh hồn. Người chơi chỉ cần đặt tay lên miếng gỗ và nó sẽ tự di chuyển ra câu trả lời hoặc một thông điệp.
Thuyết duy linh
Mặc dù việc nhận được các thông điệp từ những thế lực siêu nhiên cũng gần giống như bản chất loài người thời xưa, tấm bảng Ouija được cho là một vật để bói toán hiện đại hơn dù điều này còn gây nhiều tranh cãi.
Một số nguồn tin cho rằng Pythagoras đã đưa ra tấm bảng biết nói từ năm 540 TCN và mọi người đã so sánh chúng với các dụng cụ ghi chép thời cổ xưa ở Trung Quốc, nhưng hầu hết những đức tin này đều sớm tiêu tan bởi không ai tìm được nguồn gốc của chúng, hoặc những câu chuyện tìm thấy hóa ra lại được tạo ra dưới hình thức công khai, hoặc dựa trên thông tin sai lệch.
Thay vào đó, tấm bảng biết nói được biết có nguồn gốc trong một trào lưu gọi là duy linh. Các tín đồ thuyết duy linh tin rằng người sống và người chết có thể giao tiếp với nhau. Mặc dù phong trào này được cho là đã diễn ra ở châu Âu trong một khoảng thời gian, nhưng nó chỉ thực sự vượt Đại Tây Dương và trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ trong những năm cuối thập niên 1840.
Sự phổ biến của phong trào này tại Hoa Kỳ có thể là do các chị em nhà Fox ở New York, những người đã trở nên nổi tiếng khi tuyên bố rằng họ có thể nhận được các thông điệp từ những linh hồn. Trong nửa sau của thế kỷ XIX, thuyết duy linh đã đạt đến đỉnh điểm, và các tín đồ của thuyết này được cho là lên tới con số hàng triệu tại thời điểm đó.
Bảng cầu cơ Ouija hoạt động như thế nào?
Bảng Ouija kể từ khi ra đời đã rất phổ biến, kể cả trong những thập kỷ qua. Sự phổ biến của thiết bị này được cho là đạt đến đỉnh cao trong các thời kỳ bất ổn. Ví dụ, trong những năm 1910 và 1920, và cả trong những năm gần đây, một phần là do những bất ổn kinh tế. Đối với một người, bảng Ouija mang lại sự thoải mái và niềm an ủi trong những lúc khó khăn.
Mặc dù bảng cầu cơ đã có lịch sử từ lâu đời, nhưng các nhà khoa học hiện đại vẫn luôn cố gắng chứng minh rằng đây không phải là một hiện tượng siêu nhiên. Một trong những lý thuyết nổi bật được gọi là “hiệu ứng Ideomotor” hay còn gọi là “sự dịch chuyển cơ học tự động”. Hiệu ứng này được giải thích theo hai giả thuyết sau: Một người nào đó cố tình di chuyển tấm gỗ hoặc bàn; hoặc người tham gia “vô tình” di chuyển một trong hai món đồ (tấm gỗ hoặc bàn) thông qua sự co giật cơ trong tiềm thức.
Bảng cầu cơ Ouija có liên quan đến một vụ án giết người trong thời hiện đại
Ngày nay, bảng cầu cơ vẫn tiếp tục được biết đến như một hình thức kết nối giữa thế giới của người sống và người chết. Các đặc điểm chung của bảng vẫn được giữ nguyên so với phiên bản gốc được cấp bằng sáng chế vào đầu thế kỷ XIX (tức là “trò chơi” của Bond).
Tuy nhiên, ngày nay bảng cầu cơ Ouija không hẳn chỉ được sử dụng để giải trí. Trường hợp cụ thể sau đây, bảng cầu cơ này được sử dụng với một mục đích hoàn toàn nghiêm túc. Một kẻ sát nhân bị kết án hai lần đã bị yêu cầu “tái thẩm”, bởi vì bốn người trong bồi thẩm đoàn đã sử dụng bảng Ouija vào đêm trước khi tuyên bố anh ta có tội.
Stephen Young sống ở Pembury, Anh, 35 tuổi – một nhà môi giới bảo hiểm đã bị kết án chung thân vào tháng 3/2017, vì tội sát hại cặp vợ chồng mới cưới Harry và Nicola Fuller tại nhà riêng của họ ở Wadhurst, East Sussex. Trước khi anh ta bị đưa ra xét xử lại, bốn thành viên bồi thẩm đoàn tiết lộ rằng vào đêm trước khi trả lại bản án, họ đã sử dụng bảng cầu cơ Ouija để liên lạc với linh hồn của nạn nhân vụ giết người là Harry Fuller – người mà họ tin rằng đã bảo họ ‘bỏ phiếu có tội’.
Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh bảng cầu cơ Ouija, nhưng nó vẫn được tin dùng, và đạt được hiệu quả mang tính “chính xác nhất định” trong một số trường hợp mà chúng ta không thể lý giải được.
Khánh Nghi (t/h)