Nguồn gốc của con người vẫn là bí ẩn lớn nhất đối với nhân loại. Trong khi lý thuyết về tiến hóa của Darwin có rất nhiều sơ hở và yếu thế trước những bằng chứng ngày càng rõ về sự xuất hiện của con người và các nền văn minh tiền sử (trước nền văn minh 5.000 hiện nay), thì loài người lại càng khao khát tìm hiểu để biết chúng ta từ đâu mà đến.
Thoát khỏi tư duy bị giam hãm bởi khoa học đã biết
Rất nhiều người hiện nay đã coi khoa học hiện đại như chân lý một cách không tự biết, nhưng thật ra từ khoa học (science) bắt nguồn từ trong chữ La-tinh, nghĩa nguyên gốc là “học vấn”. Học vấn là những hiểu biết, tri thức nhờ học tập mà có. Như vậy, khoa học (hay học vấn) hoàn toàn khác với chân lý.
Tiến sĩ David Bohm (1917–1992), một trong những nhà vật lý lý thuyết quan trọng nhất của thế kỷ 20 cho rằng bắt đầu từ khi còn nhỏ, chúng ta đã học để nhìn thế giới qua một cái khung nhất định của những quan niệm, vì vậy chúng ta thường phản ứng ngay lập tức với mỗi trải nghiệm mới, thậm chí trước khi có thời gian để suy nghĩ: “Theo cách này, chúng ta tin rằng một số cách cảm nhận và nhận thức thế giới là cố định, mặc dù thực ra chúng đã được chúng ta khám khá và xây dựng ngay từ khi còn nhỏ và trở thành các thói quen”.
Trong cuốn “Lý thuyết tương đối đặc biệt”, Bohm viết: “Một khó khăn chính trong việc phát triển các khái niệm mới… trong toàn bộ khoa học – là khuynh hướng bám víu vào các khái niệm cũ vượt quá phạm vi hiệu lực của chúng; khuynh hướng này rõ ràng được tăng cường bởi thói quen của chúng ta – xem các thực thể và khung nhận thức đã biết như thể chúng có đặc tính vĩnh viễn tuyệt đối”.
Nhà bác học Albert Einstein cũng cho rằng, “quan niệm chung chỉ là hàng loạt những định kiến đã được nhồi nhét vào đầu óc bạn trước khi bạn đủ 18 tuổi”.
Nhà vật lý lý thuyết David Bohm nhấn mạnh rằng chân lý phải được “hiểu theo một cách linh động về bản chất, và rằng kiến thức của chúng ta về chân lý có thể trải qua những phát triển mới về nền tảng ở thời điểm bất kỳ, những phát triển này có thể mâu thuẫn với cái khung nhận thức cũ theo cách bất ngờ và chứa đựng các đặc điểm mới bất ngờ. Cũng như trong trường hợp của thuyết tương đối và thuyết lượng tử… những ý tưởng cũ [lý thuyết của Newton] trở nên hoàn toàn sai lầm khi vượt ra ngoài các phạm vi hiệu lực của chúng”.
Video tiết lô chấn động con người đến từ đâu?
Phát hiện mới về nguồn gốc của con người
Đã có một số nghiên cứu và phát hiện mới giúp chúng ta có manh mối về nguồn gốc của con người.
Trong cuốn sách có tựa đề “Con người không đến từ Trái Đất: Sự đánh giá của khoa học về chứng cứ”, Tiến sĩ Ellis Silver, đã đưa ra giả thuyết rằng nguồn gốc của con người không phải là ở địa cầu mà thuộc về những nơi xa xôi nào đó trong vũ trụ.
Trả lời phỏng vấn, Ellis Silver cho biết, những nhược điểm sinh học của loài người “tố cáo” rằng họ vốn không phải được sinh ra trên Trái Đất này. “Nhân loại là giống loài tiến hóa nhất trên hành tinh xanh, nhưng bất ngờ là họ không thích hợp và yếu ớt trước môi trường Trái Đất: dễ bị ánh nắng tổn hại, đặc biệt không thích những thực phẩm mọc hoang, có tỷ lệ mắc bệnh kinh niên cao và nhiều thứ khác nữa”. Ngoài chuyện hay bị đau lưng, có thể là do giống loài từng phát triển và tiến hóa ở một thế giới có trọng lực thấp hơn Trái Đất, tiến sĩ Silver cũng đặt nghi vấn về kích thước đầu quá to của trẻ sơ sinh khi chào đời, khiến các bà mẹ rất vất vả trong quá trình sinh nở, thậm chí là tử vong cả mẹ lẫn con. Nhìn lại các loài khác trên Trái Đất, không loài nào gặp vấn đề như vậy.
Một nhược điểm nữa của con người: quá dễ dàng bị cháy nắng. Con người không thể tắm nắng hơn 1 tuần hoặc 2 tuần giống như loài thằn lằn. Bên cạnh đó, loài người hay mắc bệnh, có thể do đồng hồ sinh học tiến hóa để thích hợp với một ngày 25 giờ (điều này đã được các nhà nghiên cứu chứng minh) trong khi một ngày trên Trái Đất chỉ có 24 giờ, theo như các nhà nghiên cứu về giấc ngủ từng chứng minh. “Đây không phải chỉ là vấn đề của thời hiện đại, mà xuất hiện ở mọi thời điểm trong lịch sử của loài người trên Trái Đất”.
Trong cuốn sách, Tiến sĩ Silver cũng đề cập đến một điểm đặc biệt: nhiều người thường nghĩ rằng họ không thuộc về Trái Đất, và Trái Đất dường như không phải là nhà của họ. “Điều này cho thấy (ít nhất là đối với tôi) loài người có thể đã phát triển tại một hành tinh khác và chúng ta có thể đã được mang đến địa cầu bởi một giống loài cao cấp hơn hẳn”, ông phân tích.
Theo tiến sĩ Silver, có thể Trái Đất là một hành tinh đóng vai trò như “nhà tù”, do con người dường như là loài có khuynh hướng bạo lực một cách tự phát, nên phải bị đày đến đây để học cách cư xử đúng đắn hơn.
Nếu trước nay các nhà khoa học khác chỉ đề cập rằng một số vi khuẩn đã đến Trái Đất từ không gian, Chris McKay, nhà sinh vật học vũ trụ của NASA cho hay việc rút ra kết luận ngay lập tức rằng con người là sinh vật ngoài vũ trụ quả là một “bước nhảy lớn” trong nỗ lực tìm về cội nguồn của loài người.
8% ADN của con người có nguồn gốc từ vũ trụ?
Theo một nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học Quốc Gia, Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã phát hiện ra có 19 đoạn ADN, tương đương 8% số ADN của chúng ta không có nguồn gốc của con người.
Theo các nhà nghiên cứu, 8% số ADN này của con người được tạo thành từ các mảnh virus cổ xưa ẩn sâu bên trong bộ gen, những mã gen này được gọi là ADN ngoài hành tinh. Những đoạn mã gen kỳ lạ này không được mã hóa, không thuộc nguồn gốc nào trên Trái Đất, hơn nữa chúng cũng không có sơ đồ tiến hóa thường thấy như ở ADN người. Khi các nhà khoa học cố định lại, các đoạn mã ADN ngoại lai này giữ nguyên tình trạng, không hề thay đổi.
Các nhà khoa học nghi ngờ những mã gen ngoài hành tinh này có thể lưu trữ những thông tin quý hiếm về vũ trụ, nhưng hiện tại trình độ của con người vẫn chưa đủ để giải mã những thông tin này.
Những khám phá này đã khiến nhiều người nghĩ đến giả thuyết con người là di dân từ nơi khác đến, vẫn mang trong mình nguồn gốc cổ xưa. “Nơi khác” ấy liệu có thể là hành tinh khác, một thiên thể khác, hoặc cũng có thể là một không gian khác?
Quan điểm của tôn giáo và tín ngưỡng
“Người nào tự cho mình là quan tòa của Sự Thật và Kiến Thức đều bị nhấn chìm bởi tiếng cười của các thần linh”. – Albert Einstein
Theo Phật Giáo, trong đoạn kinh “Khởi thế nhân bổn”, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng rằng: Nguồn gốc của con người đầu tiên trên Trái Đất là do những người tại cõi Quang Âm Thiên (cõi thứ 6 trong 16 cõi trời Sắc giới) chuyển sinh xuống sau khi Trái Đất hình thành. Như vậy, theo quan điểm của Phật giáo thì nguồn gốc của con người trên Trái Đất này được xuất phát từ một thế giới khác trong vũ trụ.
Theo Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo và một số tôn giáo khác, Đức Chúa Trời dựa vào hình dáng của bản thân mình mà tạo ra Adam – người đàn ông đầu tiên – từ “bụi của đất” và thổi hơi vào để truyền sự sống cho Adam. Sau đó, Thiên Chúa tạo ra Eva – người phụ nữ đầu tiên từ xương sườn của Adam (có lẽ Eva cũng được Chúa Trời tạo ra theo hình dáng của các nữ thần).
Trong truyền thuyết cổ đại Trung Hoa, thần Nữ Oa là người sáng tạo ra con người dựa trên hình dáng của bản thân mình. Bà lấy “đất” để đắp lên hình người và thổi dương khí và âm khí vào để tạo ra những người đàn ông và đàn bà đầu tiên trên Trái Đất.
Hãy tạm không phán xét những thuyết này là đúng sai, ta hãy so sánh một chút. Ta thấy thuyết Đức Chúa Trời và Nữ Oa sáng tạo ra con người là gần tương tự như nhau, còn Phật Giáo thì có vẻ khác. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ hơn một chút, chúng ta thấy các tín ngưỡng và tôn giáo nguyên thủy gồm cả Phật Giáo, Do Thái Giáo, Thiên Chúa giáo và Đạo giáo đều tin rằng ý thức hay linh hồn, hay nguyên thần chân chính của con người độc lập với xác thịt của con người. Khi con người ta chết, ý thức/linh hồn/nguyên thần của họ sẽ có thể chuyển sinh (luân hồi).
Nếu coi việc Chúa Trời hay Nữ Oa hà hơi, thổi khí vào các xác thịt con người để họ có thể trở thành con người thực là quá trình cấp xác thịt của một người ý thức/linh hồn/nguyên thần thì quá trình đó cũng tương đương với việc cho phép các ý thức/linh hồn/nguyên thần của các sinh mệnh trong cõi Quang Âm Thiên chuyển sinh xuống thế gian. Ý thức/linh hồn/nguyên thần của một con người chính là phần quan trọng nhất, xác định sự tồn tại của con người đó.
Như vậy, cả 3 thuyết này đều có chung một điểm rằng ý thức/linh hồn/nguyên thần của con người đến từ những sinh mệnh cao cấp hơn hay ta có thể nói rằng con người có nguồn gốc ban đầu đến từ vũ trụ. Khi đó con người sẽ được nhận “một số đặc tính” quan trọng từ những sinh mệnh cao cấp hơn, và có thể một số trong các “đặc tính” ấy chính là 8% ADN có nguồn gốc từ vũ trụ mà các nhà khoa học đã phát hiện ra.
>> Bằng chứng tồn tại của lục địa Lemuria đã mất dưới Ấn Độ Dương
Đương nhiên suy luận này cũng buộc phải nghiên cứu nhiều hơn mới chứng minh được, nhưng hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về ý thức, luân hồi, và các câu chuyện chuyển sinh đã chứng minh rằng quan điểm của các tín ngưỡng và tôn giáo về nguồn gốc của con người không hoàn toàn mơ hồ.
Chỉ cần chúng ta chịu thay đổi quan niệm và thái độ của bản thân, thì một con đường rộng mở khác sẽ mở ra trước mắt. Nó không nhất thiết phải luôn đi trong cái khung đã biết của khoa học duy vật thực chứng.
Theo Trithucvn.net