Quyền lực được cho là thứ gây ra tham nhũng. Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học phát hiện rằng, những công dân sống ở các quốc gia có tỷ lệ tham nhũng lớn có xu hướng thiếu trung thực hơn.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Simon Gachter và các cộng sự của ông tại Đại học Nottingham. Nghiên cứu được thực hiện với 2.586 người thuộc 23 quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Anh Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển,vv..
Người tham gia đều ở trong độ tuổi 22 để đảm bảo, họ không ảnh hưởng đến số liệu về gian lận, tham nhũng, trốn thuế từ năm 2003 mà được nhóm nghiên cứu sử dụng làm dữ liệu tham chiếu.
Người tham gia được yêu cầu tung một con xúc xắc trong một nơi kín đáo, sau đó báo cáo lại kết quả. Con số càng cao thì người đó càng nhận được nhiều thù lao. Với thí nghiệm này, mục tiêu của nhóm nghiên cứu là tạo ra một hoàn cảnh dễ dàng cho người tham gia có thể nghĩ đến việc gian lận để kiếm thêm chút ít tiền.
Từ kết quả của thí nghiệm trên, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra được sự liên kết “chặt chẽ” giữa tỷ lệ vi phạm nguyên tắc ở các quốc gia và tính trung thực của cư dân.
Điều đó có nghĩa là người dân các nước có tỷ lệ các vụ gian lận, vi phạm, tham nhũng, sẽ ít gian lận trong bài kiểm tra hơn người dân các nước có tỷ lệ “tham nhũng” cao hơn.
Nhóm nghiên cứu sau cùng kết luận rằng, việc hàng ngày chứng kiến thực trạng gian lận, tham nhũng ở quốc gia mình đang sinh sống khiến con người có khả năng thực hiện hành vi “không trung thực” cao hơn.
Vậy Việt Nam chúng ta đứng ở đâu trên “bảng xếp hạng gian lận” theo công thức của Đại học Nottingham? Nhóm nghiên cứu đưa ra chỉ số “tỷ lệ phá luật”. Chỉ số này càng thấp thì người dân quốc gia đó càng ít có khả năng phạm luật, hay nói cách khác là trung thực hơn.
Việt Nam có chỉ số “tỷ lệ phá luật” là 0,5, chỉ thấp hơn 4 quốc gia khác trong số 23 quốc gia được nghiên cứu.
Theo vntinnhanh.vn