Tinh Hoa

Người phụ nữ tốt bụng hàng ngày đi nhặt trẻ sơ sinh bị mẹ bỏ rơi về nuôi dưỡng

Đó là chị Đoàn Thị Nga, người phụ nữ thường xuyên bắt gặp đang bận tối mặt tối mũi với một sấp trẻ lớn nhỏ đủ cả, nhưng điều lạ là những đứa trẻ này không ai cùng huyết thống với chị cả. Hằng ngày hằng giờ người ta vẫn nghe những tiếng khóc chí chóe, những tiếng gọi mẹ tha thiết được vang ra từ ngôi nhà nhỏ xíu đó…

Người phụ nữ tốt bụng hàng ngày đi nhặt trẻ sơ sinh bị mẹ bỏ rơi về nuôi dưỡng. (Ảnh qua webtretho)

Nhớ hồi còn bé, nhà chị có đến tận 11 anh chị em, nhà đông con nên cuộc sống cơ cực và khó khăn trăm bề. May mắn có một cô tốt bụng, thấy thương cho gia cảnh nên xin nhận nuôi 1 người chính là chị hiện tại. Từ nhỏ được sống dưới sự bảo bọc và yêu thương từ 2 gia đình cha mẹ ruột và cả cha mẹ nuôi, cũng vì vậy đến khi lớn lên thấy ai không được hạnh phúc là chị thấy thương lắm.

Thấy ai không được hạnh phúc chị lại thấy thương. (Ảnh qua webtretho)

Cả đời chị phần lớn dành thời gian đi làm các công việc thiện nguyện, nhớ có lần trong một chuyến đi đến Quảng Ngãi, vô tình chứng kiến trường hợp một bé sơ sinh bị bỏ rơi ngoài đường kiến cắn đến chết. Lúc ấy chị ám ảnh mất một thời gian vì xót xa. Kể từ đó, trong tâm chị cứ canh cánh một nguyện vọng sẽ xây dựng một nơi dành cho những bé sơ sinh bị bỏ rơi, hay những mẹ bầu đang khó khăn túng quẫn được tá túc. Chị bảo nơi đó sẽ là nơi tràn ngập tình yêu thương, những đứa trẻ xa lạ sẽ trở thành những đứa con mà chị sẽ coi như ruột thịt. Cuối cùng, bằng tất cả tâm tư và tình thương, chị đã bắt tay thực hiện nguyện vọng của mình và mái ấm “Nhà Từ tâm” đã đi vào hoạt động.

 

Những đứa trẻ xa lạ sẽ trở thành những đứa con mà chị sẽ coi như ruột thịt. (Ảnh qua webtretho)

Ôm đứa bé còn đỏ hỏn trên tay, chị Nga cười tươi giới thiệu: “Đây là Khánh Tâm. Khánh Tâm hơn 1 tháng rồi. Mẹ em quê Trà Vinh làm phụ hồ ở Tây Ninh, sinh xong rồi không đủ khả năng nuôi. Mình biết chuyện qua khuyên nhủ nhưng không được.

Đành đợi ngày xuất viện rồi năn nỉ cô ấy không nuôi được thì chuyển cho mình. Chứ bỏ vô viện mồ côi tội lắm… Thằng nhóc dễ nuôi khỏe mạnh lắm, ú nu trắng trẻo như con gái vậy.

Còn kế bên là con của chị Thảo, mới hơn 10 ngày tuổi nên mình chưa biết đặt tên thế nào. Thấy thương lắm, mẹ nó còn 2 đứa nhỏ nữa, sinh xong cứ đòi bán con, phải theo sát sợ thằng bé có chuyện gì. Giờ chị ấy đi đâu mất biệt luôn rồi”.

Đó là hai bé nhỏ nhất trong số 6 trẻ mà chị Nga đang nuôi dưỡng tại một ngôi nhà thuê nằm trên đường Quang Trung (quận Gò Vấp, TP.HCM).

Video: 1 bé sơ sinh bị bỏ rơi còn nguyên dây rốn ở xã Tân Sơn!

Vừa mở shop kinh doanh quần áo vừa làm quản lý cho một công ty, chị Phương cố dành thời gian để vào các bệnh viện tìm hiểu và kêu gọi giúp đỡ cho các hoàn cảnh khó khăn. Dần dần, chị quen với nhiều người cũng đam mê việc thiện nguyện. Cả gia đình chồng con của chị cũng rất ủng hộ những việc chị làm.

Cả gia đình chồng con của chị cũng rất ủng hộ những việc chị làm. (Ảnh qua webtretho)

Cứ ca này vừa xong lại đến ca khác, chẳng biết từ khi nào chị Nga trở thành cứu cánh cho các trẻ em bất hạnh. Nghe có trường hợp nào bị chồng bỏ không có tiền sinh nở, chị Nga lại ba chân bốn cẳng tìm đến ngay vì cứ sợ người mẹ túng quẫn làm liều bán con.

Một trường hợp cậu bé bị não úng thủy cũng được người phụ nữ đưa về. (Ảnh qua webtretho)
Nhà Từ tâm cũng là nơi mở cửa chào đón các thai phụ bất hạnh. (Ảnh qua webtretho)

Nhà Từ tâm lập ra hơn 1 năm, ban đầu do chị Nga và hai người bạn khác chung tay. Bây giờ 1 người đi nước ngoài, người còn lại bận bịu công việc nên chỉ còn mình chị gánh vác. Từ chỗ ở quận 12, vì nhiều khó khăn chị Nga phải chuyển các bé về quận Gò Vấp, trong một ngôi nhà thuê với giá 13 triệu đồng/tháng. Tiền thuê, chị Nga tự bỏ tiền túi ra.

Ban đầu chị Nga nhận nuôi 8 trẻ xong vì không thể kham nổi, chị chuyển bớt hai trẻ cho một ngôi chùa nuôi dưỡng. Chị tâm sự chăm sóc 2 bé suốt mấy tháng trời coi như con ruột, ngày đem đi ai mà không khỏi ngậm ngùi. Một năm qua, có những trường hợp mẹ hồi tâm chuyển ý, quay trở lại đón con khiến chị Nga rất vui. Nhưng, cũng có những trường hợp đọng lại nỗi buồn rất lâu trong lòng người phụ nữ.

Không thể tự chăm sóc trẻ, chị Nga thuê 2 bảo mẫu thay phiên nhau làm công việc này. (Ảnh qua webtretho)

Đáng nhớ nhất là lần ở Long An có mẹ muốn bán con, chị Nga phải năn nỉ mãi để được nhận nuôi đứa bé nhưng người mẹ này đòi chị 15 triệu đồng mới chịu giao con ruột của mình. Đáng nói là người phụ nữ ấy chỉ chăm chăm đòi tiền chứ không để ý gì đến đứa con mà mình dứt ruột sinh ra.

Nhìn những đứa trẻ từ đỏ hỏn đến khôn lớn nằm ngủ ngon lành trên chiếc nệm ấm mới thấy tâm huyết và tình thương mà chị Nga đặt vào lớn đến thế nào. Tuy nhiên, mọi thứ bây giờ đang gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân chị Nga hiện chỉ lo được cho ngần ấy đứa con nuôi. Nếu thêm nữa e rằng không nổi.

Nhiều đứa bé được chị mang về khi chỉ còn đỏ hỏn. (Ảnh qua webtretho)
Nhiều em ban đầu suy dinh dưỡng, thể trạng yếu nay đã khỏe mạnh. (Ảnh qua webtretho)

Bên cạnh những người có tấm lòng hảo tâm như chị Nga, cũng có những kẻ xấu muốn trục lợi

Hiện nay, vẫn có rất nhiều những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, bé nào may mắn có ai phát hiện thì được nuôi dưỡng. Chưa kể đến trường hợp những người mẹ trẻ lầm lỡ cố ý bỏ đi đứa con chưa chào đời là nhiều không đếm xuể.

Nắm được tâm lý đó, có không ít những kẻ đã lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của họ để trục lợi cho mình. Tinh vi nhất và hay sử dụng nhất chính là việc ra nhiều tài khoản ảo, sau đó tham gia các hội nhóm để lân la tìm kiếm các đối tượng là những người mẹ trẻ khó khăn không có điều kiện để nuôi con mà gạ gẫm.

Nếu bà mẹ nào có ý định cho con, chúng sẽ vờ là người bị vô sinh, mong muốn nhận nuôi; Còn nếu bà mẹ nào kèm thêm yêu cầu bồi dưỡng, nhóm này cũng sẵn sàng đáp ứng, vì khi bán sang bên kia biên giới, trẻ sơ sinh vẫn giúp những kẻ vô lương tâm này thu lợi lớn hơn.

Những kẻ buôn bán này còn kiêm luôn cả vai trò môi giới để cung cấp trẻ sơ sinh cho cặp vợ chồng hiếm muộn nào có nhu cầu nhận nuôi.

Cụ thể như mới đây, công an đã phá đường dây buôn bán trẻ sơ sinh xuyên quốc gia tại Hà Nội. Nhóm người này cũng dùng hình thức như trên để tìm kiếm đối tượng dụ dỗ. Giá trả tiền để mua đứa trẻ từ mẹ của chúng dao động từ 20 – 30 triệu đồng, trong khi chúng bán những đứa trẻ sang Trung Quốc với giá khoảng 180 triệu đồng, với bé trai và 100 triệu đồng với bé gái. Và điều đáng lo nhất là những đứa trẻ này có khả năng lớn sẽ được tập trung vào các “trại nội tạng” – nơi các em được bán tới hàng chục ngàn USD khi bị giết và thu hoạch nội tạng.

Hiện trường các bé chuẩn bị bán sang Trung Quốc được phát hiện ngày 8/6/2019. (Ảnh qua nguoi-viet)

Theo báo cáo tại “Hội thảo chuyên đề về nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán trẻ em”, được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11/2018 vừa qua của Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), từ năm 2011 đến hết quý III năm 2018, toàn quốc xảy ra 3.243 vụ mua bán người, liên quan đến 4.731 đối tượng, lừa bán 7.147 nạn nhân. Trong đó, có 407 vụ mua bán người dưới 16 tuổi (gọi tắt là mua bán trẻ em), với 788 đối tượng, lừa bán 868 trẻ em.

Tình trạng này tại nước láng giềng Trung Quốc còn tệ hơn nữa: Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng có đến 20.000 trẻ em bị bắt cóc tại Trung Quốc mỗi năm; tuy nhiên, theo thống kê của các phương tiện truyền thông nước này, con số đó có thể đã lên đến 200.000. Theo thống kê của trang web tìm kiếm trẻ em ‘Baby Going Home’ tại Trung Quốc Đại Lục, trong số 2.247 trường hợp trẻ em mất tích, thì có đến hơn 60% là bị bắt cóc, chủ yếu là ở Quảng Đông, Phúc Kiến, Hà Bắc và Hà Nam. Nhiều người cho rằng trẻ con bị bắt cóc có thể là để tống tiền, buôn bán đến các vùng xa xôi hay thậm chí là để mổ cướp tạng.

Hoặc kinh hoàng hơn nếu bạn đã nghe qua một loại thuốc có thể trị bách bệnh như ung thư, tiểu đường hay một số bệnh nặng ở giai đoạn cuối… được Trung Quốc phổ biến thì rất có thể đó là món thuốc được làm từ chính các bộ phận cơ thể của một đứa trẻ.

Món thuốc thịt người man rợ được quảng cáo có thể trị bách bệnh.

Quy trình để chế biến một viên thuốc chính là thi thể những đứa trẻ được mua sẽ được trữ trong tủ lạnh, cắt nhỏ, đưa vào lò sấy y tế, nghiền thành bột và chế thành các viên nang cùng một số loại thảo mộc để che giấu thành phần thực sự nhằm qua mắt các nhà điều tra và nhân viên hải quan.

Man rợ là nhiều người tin rằng việc sử dụng chế phẩm chức năng có nguồn gốc từ các bộ phận cơ thể của trẻ nhỏ sẽ cung cấp cho con người sức mạnh thể chất và có tác dụng chữa bách bệnh. Lại có một số người cho rằng thi thể thai nhi đã trở thành một loại thuốc bổ sung sức khỏe và sắc đẹp.

Đấy là những thông tin chúng ta có thể biết, còn rất nhiều hoạt động phía sau mà chúng ta không thể lường trước được. Vì vậy những bà mẹ đang có con, dù có khó khăn hay túng quẫn thế nào cũng hãy suy nghĩ lại về quyết định của mình, vì chính quyết định của bạn có thể đẩy đứa con mình dứt ruột đẻ ra vào con đường sinh tử.

Chúc Di (t/h)