Tinh Hoa

Người Mỹ đang ngập trong nợ nần

Theo công bố mới đây của Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), nợ tiêu dùng của nước Mỹ tăng 19,3 tỉ USD lên đến 3,71 ngàn tỉ USD trong tháng 9, lập kỷ lục trong vòng 5 năm qua.

Người Mỹ đang ngập trong nợ nần. (Ảnh: Internet)

Theo FED, vay tiêu dùng đã tăng 6% so với năm 2015, trong khi tiền lương chỉ tăng từ từ và chi tiêu tiêu dùng tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2015..

Vay tiêu dùng bao gồm các khoản vay vốn sinh viên, vay mua ô tô, và tín dụng quay vòng dưới dạng thẻ tín dụng và dòng tín dụng, nhưng nó không bao gồm các khoản thế chấp.

Vay mua ô tô đã tăng 38% so với quý 3 năm 2012, thời điểm mà họ đã lấy lại được mức tăng trưởng trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Biểu đồ nợ tiêu dùng của Mỹ qua các năm. (Ảnh: Wolf Street)

Các khoản vay mua ô tô tăng vọt vì người dân ngày càng mua nhiều xe hơn. Số xe mới được bán đạt ngưỡng kỷ lục vào năm 2015, tuy nhiên đã có dấu hiệu suy giảm trong những tháng gần đây.

Tổng vốn vay sinh viên, thuộc sở hữu của chính phủ Mỹ và những người cho vay tư nhân là 1.396 ngàn tỉ USD vào cuối tháng 9. Các phần thuộc sở hữu của những người cho vay tư nhân đã giảm 4,8 tỉ USD xuống còn 357.6 tỉ USD trong quý 3.

Ngược lại, khoản vay vốn sinh viên thuộc sở hữu nhà nước tăng 14.2 tỉ USD riêng trong tháng 9, và tăng 37,5 tỉ USD trong quý 3 đạt mức kỷ lục mới 1.039 ngìn tỉ USD.

Biểu đồ vay vốn học sinh sinh viên thuộc sở hữu của Chính phủ Mỹ qua các năm. (Ảnh: Wolf Street)

Khoản vay từ thẻ tín dụng là con đường tốn kém nhất. Tỉ lệ lãi suất ở mức 2 con số không phải là hiếm. Những người trễ hạn thanh toán phải trả rất nhiều phí. Ngược lại, tỷ lệ lãi suất ngân hàng vay từ người gửi tiết kiệm gần như bằng 0.

Nợ từ thẻ tín dụng là là nguồn thu tốt nhất cho các ngân hàng. Nếu có người không trả nợ đúng hạn, họ sẽ bị đánh giá là yếu kém về tài chính cùng điểm tín dụng thấp. Họ sẽ phải trả lãi và phí cao hơn cho các khoản vay khác.

Tuy nhiên không thể đổ lỗi toàn bộ cho các ngân hàng. Ngân hàng không buộc người tiêu dùng sử dụng các loại thẻ tín dụng. Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, người tiêu dùng đã rơi vào cảnh nguy khốn, và họ đã quyết định thoát khỏi nợ thẻ tín dụng theo cách này hay cách khác.

Một hoặc 2 năm sau đó, người tiêu dùng đã trở nên thận trọng hơn. Nhưng năm 2014, họ đã quên mất bài học đã từng nhận được. Đến năm 2015, họ đã trở lại thói quen mua những thứ họ không đủ khả năng mua. Và bây giờ nợ thẻ tín dụng và nợ quay vòng khác một lần nữa quay trở lại tầng lớp trung lưu.

Biểu đồ các khoản nợ thẻ tín dụng của Mỹ qua các năm. (Ảnh: Wolf Street)

Trên đây là chân dung của những nô lệ của nợ nần ở Mỹ, những người đang khiến nền kinh tế gặp trở ngại bằng việc mua những thứ mà họ không đủ khả năng mua hay không cần thiết, với số tiền mà họ không có nhưng cần phải trả lại khi họ có khả năng. Và với họ điều đó dường như sẽ không bao giờ trở thành vấn đề – cho đến khi vấn đề thực sự xảy ra.

Bên cạnh đó, một trong những chi phí lớn đối với người tiêu dùng nữa đó là chi phí chăm sóc sức khỏe.

Hoàng An, Theo Business Insider