Những người giàu có suy nghĩ khác biệt so với những người khác. Steve Jobs, nhà đồng sáng lập của Apple, người ra đi với tổng giá trị tài sản lên tới 10,2 tỷ USD cũng không nằm ngoài ngoại lệ này.
Trong một chủ đề được thảo luận trên Quora với câu hỏi: “Tỉ phú có biết gì đó mà người thường không biết không?”.
Ông Patrick Methieson đã trích dẫn một câu nói của Jobs mô tả chính xác sự khác biệt trong đầu óc của những người tỉ phú:
“Mọi thứ xung quanh bạn mà bạn gọi là cuộc sống được tạo ra bởi những người không thông minh hơn bạn, và bạn có thể thay đổi nó. Bạn có thể tác động đến nó, bạn có thể xây dựng những thứ của bạn mà người khác có thể sử dụng”.
Đó là thứ mà tất cả những người giàu có đều có xu hướng tự tạo ra. Methieson, một nhà đầu tư mạo hiểm, người từng làm việc với nhiều tỉ phú giải thích: “Tỉ phú nhận ra thế giới rất mềm dẻo. Với đủ áp lực đặt lên một nỗ lực, những người đủ khả năng thực sự có thể thay đổi thế giới. Trái lại, những người còn lại trong chúng ta muốn cho rằng thế giới tĩnh và được mặc định trước”.
Một tỉ phú tự lập thân, ông Steve Siebold, người đã phỏng vấn hơn 1.200 người giàu nhất thế giới sau đó viết nên cuốn sách “Người giàu nghĩ gì” cũng chia sẻ quan điểm này. Những người giàu có tâm lý hành động và là những người chuyên xử lý vấn đề. Ông viết: “Trong khi phần đông chúng ta chờ đợi đến lúc chọn ra được một con số may mắn và cầu xin cho mình được giàu có thì những người vĩ đại đang giải quyết các vấn đề”.
Điều này không có nghĩa là họ thông minh hơn người bình thường, như những gì Jobs đã nói, “họ chỉ chiến lược hơn thôi”. Siebold giải thích: “Khi người giàu cần tiền, họ không phân vân tự hỏi liệu có thể không, họ chỉ đơn giản bắt đầu tạo ra những ý tưởng mới để xử lý vấn đề”.
Và “bạn càng giải quyết được vấn đề lớn chừng nào thì tiền bạn kiếm về càng lớn chừng ấy”, ông cho biết thêm.
Cuối cùng, việc trở nên giàu có nằm trong chính công việc.
Siebold viết: “Hãy lập ra những kỷ lục ngay lập tức cho tất cả mọi việc: Bất cứ ai cũng có thể trở nên giàu có. Nó không liên quan gì đến nền tảng giáo dục của bạn hay bạn từ đâu tới. Nó không phải là cái bạn làm để đảm bảo sự giàu có, nó là chính con người bạn”.
Theo ICT News