Trận lũ quét ngày 15/12/2016 vừa qua ở các tỉnh dải miền Trung đã làm nhiều hộ dân điêu tàn, đặc biệt là khu vực vùng rốn lũ như Quảng Bình, Bình Định, Quãng Ngãi.
Bình Định vẫn còn nhiều khó khăn
Một trong số những nơi chịu thiệt hại nặng nhất sau đợt lũ vừa qua là xóm Xuân Cỏ, ngôi làng gần như bị xóa xổ của tỉnh Bình Định. 11 hộ trong chốc lát đã bị đánh sập, mất trắng: nhà cửa bị chìm dưới đáy sông, không quần áo, chăn màn, cũng không giấy tờ tùy thân. Những gia đình may mắn hơn một chút thì có nhà nhưng đồ đạc cũng bị hư hại nặng đến tan hoang.
Rồi còn những gia đình có ao tôm, ao cá đề kiếm kế sinh nhai giờ đây cũng mất sạch, không ai có khoản thu nhập nào. Ông Nguyễn Thanh Tuấn có nhà nằm sâu trong xóm Xuân Cỏ cũng ngán ngẩm và tuyệt vọng mặc dù vợ chồng ông có ít tiền mua mấy cái bánh tét đặc trên bàn thờ gọi là cho có không khí.
Theo thống kê từ UBND xã Mỹ Chánh, được biết, tại thông Lương Thái, Đông An và An Xuyên 3, có tổng cộng 19 ngôi nhà bị lũ đánh sập, trong đó, thông An Xuyên 3 bị nặng nhất với hơn 11 hộ bị mất trắng. Hiện, xã đã bố trí, hỗ trợ lô đất và tiền để các hộ xây lều ở tạm.
Đối với người dân xã đảo Nhơn Châu (TP Quy Nhơn, Bình Định), càng cận Tết càng tất bật theo những chuyến hàng vượt biển vào đất liền mua sắm hàng hóa phục vụ Tết cổ truyền.
Được biết, chiều 24/1 (27 tháng Chạp), năm nay dù kinh tết bà con dân xã đảo khó khăn do lượng đánh bắt thủy hải sản giảm nhưng việc mua sắm nhu yếu phẩm và vật dụng trang trí dịp Tết của bà con vẫn như mọi năm trước.
Quảng Bình hồi sinh sau lũ đi qua
Trở lại ven sông Gianh qua thôn Cồn Cam ở xã Đức Hóa (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình), nhiều người dân đã trở lại với nghề đánh cá dọc sông Gianh quen thuộc để mưu sinh, họ buông lưới đánh cá với hy vọng lại có tiền sắm tết dù cuộc sống ven sông nước khốn khó trăm bề.
Ông Trần Đức Vân – phó chủ tịch UBND xã Đức Hóa cho biết toàn xã có 11 thôn với gần 1.500 hộ. Tuy nhiên, năm nào cũng có lũ nên bà con đã quen với việc đối mặt với thiên tai và nhờ có sự hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức trên khắp cả nước nên mặc dù sống trong lũ, bà con vẫn lạc quan, nhanh chóng khắc phục hoàn cảnh, đùm bọc, động viên nhau vượt qua khó khăn.
Dọc các tuyến đường, người ta thấy rõ sự “thay da đổi thịt” của vùng rốn lũ Đức Hóa khi chỉ mới 2 tháng trước. Những cánh đồng bạc phơ sau lũ nay đã phủ một màu xanh của ruộng lúa, người dân khẩn trương chuẩn bị sang năm mới và đón cái Tết đang cận kề.
Theo Đại Kỷ Nguyên