Trong những năm gần đây, chúng ta thường hay nhắc đến khái niệm “Mindfulness” (tạm dịch: sự chuyên tâm, tập trung, toàn tâm toàn ý, chính niệm), phương pháp thiền để luyện tập khả năng tập trung (minful meditation) và tác động tích cực của nó đối với cuộc sống của chúng ta.
Mindfulness là gì?
Theo định nghĩa trên Wikipedia: “Mindfulness là khi một người tập trung toàn bộ cảm xúc, cảm giác và suy nghĩ của mình vào một sự vật, sự việc và không có bất cứ phán xét gì tại một thời điểm nhất định trong hiện tại”.
Một định nghĩa khác trên PsychologyToday.com chỉ ra rằng “Mindfulness là một trạng thái hoạt động của con người khi mà họ chỉ tập trung vào thời điểm hiện tại. Khi bạn ở trạng thái này, bạn sẽ biết cách tách biệt cảm xúc và lý trí để đánh giá sự vật, sự việc một cách khách quan, không phán xét tốt xấu”.
Trong phần trình bày của mình tại Hội nghị quốc tế lần thứ 2 về Đánh giá và Phát triển nhân tài, Deiric McCann – Phó Chủ tịch của Profiles International đã chia sẻ một số định nghĩa về Mindfulness:
“Mindfulness là một hệ thống về sự nhận thức tại thời điểm hiện tại, bao gồm cả sự tự nhận thức về bản thân, một cách chú tâm, khách quan và không phán xét”.
“Mindfulness nghĩa là sự tập trung toàn bộ sự nhận thức của một người vào một sự vật, sự việc, con người tại nơi họ đang hiện diện vào thời điểm hiện tại và không để mọi thứ xung quanh tác động làm phân tâm, hoặc các vấn đề về khác về cảm xúc ảnh hưởng” – Andy Puddicombe.
Deiric cũng chỉ ra rằng bạn thiếu “Mindfulness” là khi:
- Bạn có xu hướng suy nghĩ, hành động theo phản xạ và thói quen
- Bạn để quá khứ quyết định con người, hành vi của bạn hiện tại
- Bạn để mình lỗi thời và mãi khư khư sống với quá khứ
- Bạn cảm thấy mù mờ với hiện tại, bạn dễ mất tập trung.
Và bạn có “Mindfulness” là khi:
- Bạn sống với hiện tại.
- Hành vi, suy nghĩ, phản ứng của bạn liên quan và phù hợp với bối cảnh hiện tại.
- Bạn vẫn có thể để những nguyên tắc trong quá khứ dẫn dắt, tuy nhiên bạn vẫn luôn nhanh chóng nắm bắt những thông tin đang diễn ra xung quanh trong thời điểm hiện tại.
- Bạn không để mình bị lạc lõng với mọi thứ xung quanh.
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng “Mindfulness” có một tác động tích cực đến cuộc sống cá nhân cũng như công việc của con người. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu tác dụng của “Mindfulness” đối với cuộc sống con người và tại sao chúng ta nên luyện tập Mindfulness.
Người có “chính niệm” (Mindfulness) thường có lượng đường trong máu tốt hơn
Chính niệm “mỗi ngày” là một nhận thức về những suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Và những người có chính niệm tốt có đường huyết tốt hơn, một nghiên cứu mới cho biết.
Họ cũng có ít khả năng bị béo phì và họ thường tin rằng họ có thể thay đổi nhiều thứ quan trọng trong cuộc sống của mình, đây là hai yếu tố mà các nhà khoa học cho rằng đã góp phần ổn định mức đường huyết.
Giả thuyết chung là những người thực hành chính niệm có động lực tốt hơn để thúc đẩy mình tập thể dục, chống lại cảm giác thèm ăn đối với đồ béo và ngọt, gắn bó với chế độ ăn uống lành mạnh và phác đồ tập thể dục theo khuyến cáo của bác sĩ.
Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí American Journal of Health Behavior (Sức khỏe hành vi Hoa Kỳ), không cho thấy một liên hệ trực tiếp, có ý nghĩa thống kê giữa chính niệm và nguy cơ bệnh tiểu đường loại hai, đây là một mối quan tâm y tế liên quan đến sức khỏe đường huyết.
Những người tham gia có mức chính niệm cao có khoảng ít hơn 20% nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường loại 2, nhưng tổng số người với trạng thái như vậy trong nghiên cứu này có thể là một tập hợp quá nhỏ cho sự khẳng định dứt khoát, Eric Louck trợ lý Giáo sư về dịch tễ học tại Đại học Y tế cộng đồng Brown, người đứng đầu nghiên cứu nói.
Để thu thập dữ liệu, Loucks và nhóm của ông đã ghi danh 399 tình nguyện viên, những người đã từng tham gia cuộc Nghiên cứu Gia đình ở New England. Những người này tham gia một số bài kiểm tra tâm lý và sinh lý bao gồm cả xét nghiệm glucose và Trình độ nhận thức chú ý chánh niệm (MAAS), một bảng câu hỏi có 15 mục để đánh gia mức độ chính niệm theo thang từ 1 đến 7.
Các nhà nghiên cứu cũng thu thập dữ liệu dựa trên một loạt các đặc điểm nhân khẩu học và sức khỏe tiềm năng khác có liên qua gồm chỉ số khối cơ thể, hút thuốc lá, giáo dục, trầm cảm, huyết cảm, căng thẳng cảm xúc, và cảm giác kiểm soát.
Sau khi điều chỉnh những dữ liệu này với các yếu tố dễ gây xáo trộn như tuổi tác, giới tính, chủng tộc hay sắc tộ, lịch sử gia đình có bệnh tiểu đường, tình trạng kinh tế xã hội thời thơ ấu, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những người có điểm số MAAS cao (6 hay 7) có mức độ glucose dưới 100 miligam/đêxilit nhiều hơn 35% hơn những người có điểm số MAAS dưới 4.
Các phân tích cho thấy rằng béo phì chiếm khoảng 3% sự khác biệt về chỉ số trong tổng 35% về chênh lệch rủi ro. Cảm giác kiểm soát chiếm 8% hiệu ứng. Phần còn lại có thể xuất phát từ các yếu tố nghiên cứu không thể đo lường, nhưng ít nhất bây giờ các nhà nghiên cứu đã bắt đầu giải thích những cơ chế có thể có về sự liên quan giữa chính niệm và mức glucose.
“Hầu như không có cuộc điều tra nghiên cứu nào trong lĩnh vực dịch tễ học về mối quan hệ giữa chánh niệm với bệnh tiểu đường hay bất kỳ yếu tố gây nguy cơ cho tim mạch nào”, Loucks nói. “Đây là một trong những người đầu tiên. Chúng tôi đang nhận được một tín hiệu. Tôi rất muốn nhìn thấy nó lặp lại với mẫu thử lớn hơn và các nghiên cứu trong tương lai về vấn đề này”.
(Viện Y tế quốc gia hỗ trợ nghiên cứu này)
Mời bạn đọc tham khảo thêm:
Thanh Phong dịch từ theepochtimes.com