Một nhóm các nhà khoa học nghi ngờ rằng từ trường của Trái đất bị nứt do ngọn lửa năng lượng mặt trời.
Thông báo từ Viện nghiên cứu Tata tại Ấn Độ cho biết, sự kiện kéo dài 2 giờ đồng hồ và được phát hiện bởi kính thiên văn GRAPES-3 vào ngày 22/6/2015.
Thông báo chỉ rõ “Vụ nổ xảy ra sau khi 1 tia plasma của đám mây khổng lồ phóng ra từ quầng năng lượng mặt trời, và tấn công hành tinh của chúng ta, gây ra sức nén từ 11 – 4 lần bán kính Trái đất”.
Khu vực này được coi như lá chắn bức xạ. Một cơn bão địa từ được cho là kết quả của các hoạt động, như những bài báo của Wire, “cho phép một luồng tia vũ trụ mạnh tiến đến Trái Đất”.
Từ trường của Trái Đất có tác dụng làm lệch hướng những tia bức xạ từ vũ trụ, che chắn chúng ta khỏi những bức xạ có hại. Tuy nhiên, cơn bão từ lớn có thể làm thay đổi hình dạng lá chắn từ trường của chúng ta, tạo thành những lỗ hổng cho phép các tia bức xạ từ vũ trụ có thể lọt vào Trái đất.
Tất nhiên, các nhà nghiên cứu đang lo ngại rằng điều này có thể xảy ra. Nó khiến từ trường Trái đất bị suy yếu hoặc thay đổi. Theo viện nghiên cứu, mô phỏng chỉ ra rằng lá chắn từ trường của Trái đất tạm thời bị nứt.
Trong khi thiệt hại có thể không nhất thiết phải tránh, nhóm nghiên cứu tin rằng có thể giúp chúng ta hiểu biết hơn về “những siêu bão trong tương lai làm tê liệt những công trình công nghệ hiện đại nhất trên Trái đất và gây nguy hiểm cho cuộc sống của các phi hành gia trong không gian”.
Theo Epoch Times