Các nhà thiên văn học hát hiện ngôi sao KIC8462852 giảm sáng bất thường dường như không phải do yếu tố tự nhiên, họ cho rằng nhiều khả năng là do nền văn minh tiên tiến ngoài hành tinh xây dựng cấu trúc khổng lồ quanh nó để khai thác năng lượng.
Hồi tháng 10/2015, các nhà khoa học bối rối trước hiện tượng giảm sáng của KIC 8462852, thuộc chòm sao Thiên Nga (Cygnus), nằm cách Trái Đất 1.500 năm ánh sáng, vì không thể giải thích nó bằng bất kỳ hiện tượng tự nhiên nào.
Ngôi sao bí ẩn này có những biến động lớn về độ sáng chỉ sau vài năm, với hơn 20% ánh sáng của nó bị một vật rất lớn cản lại trong thế kỷ qua.
Các nhà khoa học sử dụng kính thiên văn không gian Kepler để quan sát KIC 8462852 trong thời gian 1.600 ngày. Kết quả cho thấy, sau 1.100 ngày quan sát đầu tiên, ngôi sao mờ hơn 0,34%. Nhưng 200 ngày tiếp theo, độ sáng của ngôi sao giảm xuống khá nhanh chóng khoảng 2,5%.
Hành vi của ngôi sao KIC 8462852 là duy nhất, không giống 1.000 ngôi sao khác ở gần hoặc tương tự với nó. Hiện tượng sao giảm sáng này dường như không phải do tự nhiên như đám mây bụi hoặc sao chổi.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, nền văn minh tiên tiến ngoài hành tinh xây dựng cấu trúc khổng lồ quanh ngôi sao để khai thác năng lượng của nó. Khi cấu trúc này gần hoàn thành, nó ngăn chặn ngày càng nhiều ánh sáng phát ra từ ngôi sao KIC 8462852.
Nhà thiên văn học Jason Wright, từ Đại học Penn State, nói với tờ Atlantic rằng, “người ngoài hành tinh luôn là giả thuyết cuối cùng được xem xét, nhưng điều này trông giống như một cái gì đó mà bạn mong chờ về nền văn minh ngoài hành tinh“.
Bất kể vì nguyên nhân gì, ngôi sao KIC 8462852 giảm sáng đột ngột không giống bất kỳ hiện tượng vũ trụ nào con người từng quan sát trước đây.
Theo VNExpress