Thời Trung Quốc cổ đại, các vị Vua chỉ cần sống đến 60 tuổi thì được xem là trường thọ. Tuy nhiên, Hoàng đế Càn Long nhà Thanh đã sống đến 89 tuổi. Ông có một bí quyết rất đơn giản, đó là “Ngọc thiềm ẩm tân công”.
“Ngọc thiềm ẩm tân công” là tên gọi trong trung y thời cổ đại, thực ra động tác rất đơn giản, chính là “nuốt nước bọt”. Hàng ngày, ngoài việc chú trọng giữ gìn sức khỏe, Hoàng Đế Càn Long đều thực hiện động tác đơn giản này.
Nước bọt trong Trung y cổ đại được gọi là “kim tân ngọc dịch”. Đạo gia giảng rằng, chỉ cần đơn giản nuốt nước bọt tiết ra dưới lưỡi một cách có ý thức, kiên trì thực hiện hàng ngày thì có thể tăng cường sức sống, kéo dài tuổi thọ.
Vậy nuốt nước bọt thường xuyên rốt cuộc có lợi cho tuổi thọ như thế nào?
1. Hấp thu chất dinh dưỡng
Cơ thể chúng ta mỗi ngày cần rất nhiều chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động, việc hấp thu các chất dinh dưỡng này thường cần đến men amylase. Và một cách kỳ lạ, trong nước bọt có chứa một lượng lớn men amylase, có thể giúp cơ thể con người hòa tan toàn bộ các chất dinh dưỡng trong thức ăn, điều đó giúp cơ thể hấp thu tốt hơn.
Chỉ cần nhai thường xuyên, trong miệng sẽ có thể tiết ra lượng lớn nước bọt. Vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên nhai kỹ thức ăn, trên thực tế cũng là để cơ thể có thể hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng trong thức ăn.
2. Sát khuẩn tiêu độc
Không phải tự nhiên mà các Y giả thời cổ đại gọi nước bọt là “Kim tân ngọc dịch”, bời vì trong nước bọt có chứa một chất gọi là enzyme – có thể sát khuẩn tiêu độc.
Chúng ta đều biết rằng trong khoang miệng có rất nhiều vi khuẩn, nhưng sở dĩ khoang miệng của chúng ta có thể giữ được sức khỏe tốt chính là vì nước bọt trong khởi được tác dụng sát khuẩn rất tốt. Khi nuốt, nước bọt có thể tiêu diệt được vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Đồng thời, giúp hình thành niêm mạc đường tiêu hóa, từ đó bảo vệ sức khỏe chúng ta.
Nhiều người có thói quen ngậm chặt ngón tay vào miệng khi bị đứt hoặc chảy máu, sau một lúc sẽ không thấy máu chảy ra nhiều nữa. Chính là nhờ tác dụng sát khuẩn của nước bọt có thể cầm máu, chống nhiễm trùng vết thương một cách hiệu quả.
Biết điều này, chúng ta có thể lý giải vì sao trong giới tự nhiên, khi các loài động vật bị thương thì chúng đều dùng đầu lưỡi liếm vết thương.
3. Nâng cao sức đề kháng cơ thể
Các nhà khoa học nghiên cứu phát hiện, trong nước bọt có chứa một chất gọi là Lysozyme, có thể hòa tan và đào thải vi khuẩn gây bệnh ra ngoài cơ thể một cách hữu hiệu. Điều này sẽ làm giảm đáng kể số lượng vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ hệ thống miễn dịch không bị tổn hại, từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
4. Chống lão hóa
Lịch sử có ghi chép, Hoàng đế Càn Long vẫn có thể cưỡi ngựa đi săn khi đã 80 tuổi. Khi Đại sứ Anh tham gia sinh nhật lần thứ 83 của Hoàng đế Càn Long, ông nhận thấy Hoàng đế động tác nhanh nhẹn, rất phong độ hoạt bát. Trên khuôn mặt không hề có dấu vết của tuổi già, Ngài luôn mỉm cười và nhìn không quá 60 tuổi.
Biểu hiện sức khỏe cường tráng bên ngoài của Hoàng Đế cho thấy, động tác “ngọc thiềm ẩm tân công” Ngài thực hiện thực sự khởi tác dụng rất tốt.
Hơn nữa nghiên cứu đã phát hiện, trong nước bọt có chứa hormone Tuyến mang tai – loại hormone có thể phân hủy hiệu quả các gốc oxy tự do, từ đó giúp cơ thể chống lại sự lão hóa.
Việt Anh