Tinh Hoa

Nghiên cứu khoa học chứng minh sự thông minh của loài cá

Sự thông minh của loài cá đã được các nhà khoa học chứng minh bằng nghiên cứu thực nghiệm và tổng hợp tài liệu từ các nghiên cứu khác. Các nhà khoa học cho thấy rằng loài cá biết sử dụng các công cụ, biết đau, có bộ nhớ lâu dài và xứng đáng được đối xử tốt hơn.

Cho dù được đánh bắt trong tự nhiên hay được nuôi, cá là một loại nguồn thực phẩm chính trên thế giới. Trong năm 2011, khẩu phần ăn của gần 5 tỷ người trên thế giới có 15% là protein từ cá và 2.9 tỷ người khác là 20%. Cũng trong năm này đã tiêu dùng lên đến 132.3 triệu tấn cá.

Nhưng lợi ích của loài cá – như động vật có xương sống như bò, lợn, gà và họ hàng tiến hóa gần với loài người – đang được thảo luận công khai. Kết quả là “thực chất tiềm năng của sự tàn ác mà chúng ta đang gây ra là kinh khủng”, nhà sinh học về cá Culum Brown, một trợ lý giáo sư tại Đại học Macquarie ở Úc nói. Ông còn nói: “Mọi người cần phải biết trân quý hơn về sự thông minh của loài cá”.

Brown làm cho một dự án khoa học về cải cách trong “Sự thông minh của loài cá, tri giác và đạo đức”, một bài báo công bố trên số ra tháng 6/2014 của  Animal Cognition. Công trình này được tài trợ một phần bởi tổ chức trang trại Sanctuary, dự án nhắm đến con người chứ không chỉ đơn thuần là đề cập đến con vật.

Brown xem xét gần 200 tài liệu về nhận thức giác quan trên loài cá, khả năng nhận thức tự nhiên (bao gồm cả thông số, hoặc khả năng để đánh giá số iệu), khả năng nhận thức và chịu đựng đau đớn, và ông đã tìm thấy nhiều bằng chứng chứng minh loài cá thì thông minh trên tất cả mọi mặt.

Ví dụ, một số loài cá biết sử dụng các công cụ. Brown trích dẫn nghiên cứu cho thấy rằng một số loài cá biết dùng đá đè bẹp nhím biển để ăn phần thịt mềm bên trong chúng, trong khi loài Cichlid và cá da trơn đặt trứng của chúng trên các phiến lá và hòn đá nhỏ để di chuyển khi chỗ ở gặp nguy hiểm.

Sử dụng công cụ là thứ đặc trưng duy nhất cho loài người, nhưng nó đã trở thành điểm nổi bật ở các loài như tinh tinh và quạ New Caledonian.

Loài cá cũng có thể học rất nhanh chóng và có ký ức lâu dài. Nghiên cứu của Brown tìm thấy loài cá Cầu Vồng chỉ cần 5 lần thử nghiệm là học được cách bơi ra khỏi một tấm lưới qua một lỗ duy nhất và chúng vẫn nhớ được lối thoát sau gần một năm không gặp tấm lưới. Ông viết rằng: “Điều này thật đáng chú ý cho một loài cá chỉ sống 2 năm. Hơn nữa, có nhiều loài cá học tập nhanh hơn chúng”.

Nghiên cứu này cũng cho thấy loài cá “thông minh lém lĩnh”, khả năng thao túng hành vi của loài khác thông qua sự gian xảo hoặc bằng cách hòa giải với họ. Loài cá Bác Sỹ (cá Vệ Sinh) ở Great Barrier Reef, chúng ăn da chết và ký sinh trùng trên loài cá khác, tận dụng “tiến trình hòa giải tuyệt vời” này khi chúng ngẫu nhiên cắn vào những khách hàng vận chuyển thức ăn của chúng. Brown nói: “Ra thế, tôi nghĩ rằng điều này rất dễ thương, chúng vệ sinh lại cho khách hàng của mình”.

Để thử hiểu tại sao, một số nhà sinh học về cá đã nghĩ ra một thí nghiệm: Cài đặt một bàn chải quay ở bề mặt của một hồ cá và xem loài cá này có đi lên thực hiện công việc chà xát không. Khi họ có kết quả thí nghiệm thì câu hỏi thay đổi sang tại sao chúng làm việc đó. Brown nói: “Có vẻ như chúng làm việc này không vì lợi ích vật chất, nhưng chúng nhìn vào nội tiết tố của khách hàng rồi giúp giảm mức độ căng thẳng như một nhân viên massage. Điều này thật kỳ dị!”.

Brown thừa nhận dù “cá có cảm giác đau đớn?” là câu hỏi gây tranh cãii hay không thì nghiên cứu của ông có một phần vì câu trả lời hậu quả cho ngành công nghiệp đánh bắt cá, cũng như thực hành trong phòng thí nghiệm khoa học. Ông đặt giả thuyết loài cá có tất cả những điều về thần kinh mà chúng cần để cảm nhận nỗi đau, giống như các loài có xương sống khác; chúng phản ứng với thuốc giảm đau bằng cách biểu lộ ít triệu chứng đau đớn hơn và xuất hiện tình trạng điên cuồng khi bị đau. Đây là tất cả dấu hiệu cho thấy cảm giác đau đớn của loài cá theo những cách con người có thể nhận thấy, giống như khi chúng ta cảm thấy nỗi đau của các vật cưng như chó, mèo, bò hay gà.

Brown có lẽ đã từ bỏ thói quen câu cá, nhưng ông cũng cho rằng việc từ bỏ thức ăn từ cá là chuyện không khả thi, nghề đánh bắt cá đã có một ngành lâu đời. Điều quan trọng thông qua nghiên cứu này là chúng ta phải nhìn nhận cá như một sinh vật có trí tuệ, có cảm xúc, và thái độ của chúng ta đối với chúng cần phải nhìn nhận lại.

Brown nói: “Nếu bạn muốn bắt và giết một con vật thì bạn nên bắt nó càng nhanh càng tốt và khi giết nó thì nên giết một cách gọn gàng đừng kéo dài sự đau khổ cho những con vật ấy. Đó là những gì bạn mong muốn [cho] bất kỳ động vật trên cạn nào vậy mà tôi không hiểu tại sao mọi người lại đối xử với loài cá khác biệt như vậy. Và chắc chắn rằng mọi dữ liệu đều chứng minh điều đó là bất công”.

Iris@bocau.net

Theo Popular Science