Các nhà khoa học Havard đã gián tiếp khẳng định rằng người Ai Cập cổ đại đã tìm ra phương pháp có thể làm tăng tuổi thọ của con người từ cách đây hơn 2.500 năm.
Các tài liệu lịch sử cho thấy, hơn 2.500 năm trước những “cơn đói” đã được người Ai Cập, Ấn Độ và Hy Lạp sử dụng để tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Rất nhiều văn tự của các nền văn minh khác nhau trên thế giới ở bất kỳ tôn giáo hay vùng miền nào đều có đề cập đến biện pháp nhịn ăn gián đoạn (intermittent fasting) và nhiều lợi ích của nó.
Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, nhịn ăn gián đoạn dẫn đến hoạt hóa mạng lưới các ty thể trong tế bào có thể làm tăng tuổi thọ của con người.
Mặc dù không ít nghiên cứu trước đây đã cho thấy việc ăn kiêng có thể làm chậm quá trình lão hóa, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa hiểu hết được các giá trị sinh học tiềm ẩn.
Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng việc hoạt hóa mạng lưới ty thể trong tế bào – nhờ chế độ ăn kiêng hoặc các cơ chế di truyền cho hiệu quả tương tự – có thể tăng cường tuổi thọ và nâng cao sức khỏe.
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard đã công bố khám phá của họ trên tạp chí khoa học Cell Metabolism. Bài báo mô tả những tiến bộ trong nghiên cứu liên kết giữa các ty thể của tế bào và giải thích cơ chế của việc nhịn ăn không liên tục là điều cốt yếu để gia tăng tuổi thọ.
Theo báo cáo, các nhà khoa học đã cố gắng dừng hoạt động của ty thể – một bào quan chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng cho tế bảo – ở loài giun đất có tên là C. Elegans, khiến cho nó “ăn kiêng” định kỳ. Và điều này đã làm kéo dài thời gian sống của giun đất thêm 2 tuần.
Theo các nhà nghiên cứu, việc ăn kiêng và nhịn ăn không liên tục có thể kéo dài tuổi thọ, do đó hiểu rõ cơ chế của hiện tượng này là một bước quan trong để hướng tới việc ứng dụng các lợi ích của nó.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức độ dẻo dai của ty thể trong những quy trình nhịn ăn là rất quan trọng”. Họ đã giải thích nhưng vẫn nhấn mạnh rằng cần phải nghiên cứu kỹ hơn các quy trình sinh học phức tạp trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Heather Weir, tác giả chính của nghiên cứu, người đã thực hiện nghiên cứu tại trường đại học Havard và hiện là nghiên cứu viên tại Astex Pharmaceuticals cho biết: “Các điều kiện năng lượng thấp như ăn kiêng hay nhịn ăn không liên tục đã được chứng minh là có thể thúc đẩy một quá trình lão hóa lành mạnh. Việc hiểu biết cơ chế sẽ là một bước quan trọng để khai thác các lợi ích về mặt trị liệu. Những phát hiện của chúng tôi mở ra con đường mới trong các chiến lược điều trị, nó sẽ làm giảm khả năng phát triển các bệnh liên quan đến tuổi tác khi về già”.
“Mặc dù nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc ăn chay thường xuyên có thể làm chậm quá lão hóa nhưng chúng ta cũng chỉ mới bắt đầu hiểu được [phần nào] các phản ứng sinh học tiềm ẩn trong đó”, William Mair, phó giáo sư di truyền học và các bệnh phức tạp tại Trường đại học Harvard, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tầm quan trọng của tính dẻo dai ở các mạng lưới ty thể và lợi ích của việc nhịn ăn”.
Ngày nay, quan điểm “ăn no mới khỏe” dường như đã không còn đúng nữa. Vì theo nhiều quan điểm trong quá khứ xa xưa vẫn luôn cho rằng, việc dung nạp quá nhiều thứ ăn sẽ dẫn đến quá tải cho cơ thể và gây ra một số bệnh nội sinh. Chịu đói một chút lại là một cách tốt để rèn luyện thân thể và thải độc. Hay như người Nhật Bản, dân tộc được cho là có nhiều người sống lâu nhất thế giới, họ tuy không có thói quen nhịn ăn nhưng cũng có truyền thống tiết chế trong ăn uống. Chẳng hạn như:
Người Nhật quan niệm, số 10 không hẳn là tốt, chỉ nên duy trì trạng thái số 8. Ví dụ như, trái tim khỏe mạnh, là cứ mỗi 0,8 giây lại đập một nhịp, đây là trạng thái tốt nhất của hệ tuần hoàn.
Khi nấu ăn, bạn dự định dùng 10 phần muối, thì thực tế bạn chỉ nên sử dụng 8 phần. Việc làm này không chỉ hạn chế lượng muối ăn vào cơ thể, mà còn giữ được hương vị nguyên bản của thức ăn, không làm tăng gánh nặng cho thận.
Khi ăn cơm, bạn đừng bao giờ để mình ăn no tới 10 phần, mà chỉ ăn đến 8 phần, lưng chừng đủ thì dừng lại.
“Phong cách sống 0.8” là khái niệm do một nhà văn, bác sĩ nổi tiếng Nhật Bản tên là Hạ Chí Cống khởi xướng, sau đó trở thành trào lưu dưỡng sinh tại Nhật Bản, và duy trì từ khi ra đời cho đến nay.
Hoàng An (dịch & t/h)