Trước khi đọc bài viết này, tôi có một câu hỏi khá thú vị dành cho bạn. Hãy trả lời thật, bạn đã từng rửa chén bao giờ chưa? Nếu câu trả lời của bạn là có thì cũng đừng lo vì bạn không một mình. Tôi cũng vậy đấy! thú thật rửa chén là một trong những việc mà tôi ghét nhất.
Nhưng một nghiên cứu gần đây nói với chúng tôi rằng rửa chén có thể giúp con người giảm bớt căng thẳng. Miễn là chúng ta chịu “chú tâm” với chúng một chút.
Phát hiện thú vị này đã được một nhóm các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học bang Florida công bố sau khi quan sát 51 sinh viên rửa chén.
Cũng theo tờ Southern Living báo cáo rằng trước khi bắt đầu làm việc này, họ yêu cầu một nửa sinh viên đọc ‘một đoạn ghi chú của việc rửa chén’ và một nửa còn lại sẽ đọc ‘một đoạn miêu tả việc rửa chén’.
Dưới đây là một phần của đoạn văn được đọc:
“Khi rửa chén thì người rửa chỉ làm việc rửa chén. Nghĩa là trong khi rửa chén thì người rửa chén chỉ cần hoàn toàn biết là mình đang rửa chén. Mới đầu thì nghe có vẻ hơi ngớ ngẩn một chút. Tại sao đặt quá nhiều căng thẳng vào một điều đơn giản như vậy? Nhưng chính xác là như vậy đấy. Sự thật cho thấy việc tôi đứng đó rửa chén đã xảy ra một điều kỳ diệu. Lúc đó tôi được hoàn toàn là chính mình, có thể lắng nghe hơi thở của bản thân, nhận thức về sự hiện hữu của mình trên thế gian. Tâm trí tôi không còn bị sao nhãng như một cái chai bị sóng vỗ lúc thì dạt vào chỗ này lúc thì dạt vào chỗ kia nữa.”
Adam Hanley, tác giả của nghiên cứu đồng thời là ứng cử viên tiến sĩ trong chương trình giáo dục tư vấn / tâm lý học đường của trường đại học FSU, nhận xét:
“Tôi đặc biệt quan tâm đến việc làm thế nào để các hoạt động thường ngày trong cuộc sống có thể được sử dụng để thúc đẩy một trạng thái chính niệm và từ đó, sẽ làm tăng cảm giác hạnh phúc tổng thể”.
Vậy nên, các nhà nghiên cứu bảo chúng tôi rằng những người “tỉnh táo” trong việc rửa chén (nghĩa là họ chú ý và cảm nhận được mùi của xà phòng, nhiệt độ của nước,v,v…) có thể nâng cao được cảm hứng của mình lên 25% và giảm được 27% căng thẳng.Các nhà nghiên cứu viết: “Dường như nếu chúng ta có sự chú ý và nhận thức rõ ràng vào hoạt động hàng ngày thì sẽ làng tăng lên trạng thái chính niệm”.
Thiện Thành biên dịch