Trong bối cảnh giới Khoa học vẫn đang tranh luận xem ý thức quyết định vật chất hay vật chất quyết định ý thức , thì các nghiên cứu về DNA có thể gợi mở câu trả lời…
Dưới đây là các quan điểm về DNA trong bối cảnh tranh luận giữa hai trường phái: Tinh thần quyết định vật chất hay vật chất quyết định tinh thần:
Vật chất quyết định tinh thần = DNA quyết định cá tính của chúng ta (kết hợp với một số tác động bên ngoài hay các hành vi học được, những điều này dường như phụ thuộc nhiều vào thực tại vật chất xung quanh hơn là vào sức mạnh tinh thần của chúng ta).
Tinh thần quyết định vật chất = Chúng ta chủ động quyết định kích hoạt các cá tính cụ thể bên trong DNA. Cách nhìn nhận cuộc sống và cách sống có thể tác động tới DNA của bản thân.
Cả hai đều đúng. Các nghiên cứu DNA tiếp tục tiến triển theo hướng giao thoa tinh thần và vật chất, tức là tinh thần và thể xác của chúng ta.
Có thể bạn đã từng nghe qua khái niệm di truyền ngoài DNA (epigenetics – có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp). Đây là một lĩnh vực nghiên cứu về tác động bên ngoài lên gen di truyền. ADN chứa nhiều gen (đơn vị cơ bản chứa những chỉ dẫn thể hiện các đặc tính di truyền). Gen nào được kích họat, hay những chỉ dẫn nào thực sự được DNA gửi đi, câu trả lời có thể phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm môi trường, nhận thức về môi trường, lối sống, và những trải nghiệm sống.
Những trải nghiệm sống lưu lại dấu vết di truyền
Các nhà nghiên cứu hành vi di truyền ngoài DNA đã phát hiện rằng, những trải nghiệm trong đời có thể lưu lại những “vết sẹo” lên hệ gen của con người và có thể được truyền lại cho các thế hệ sau.
Dù tích cực hay tiêu cực, các trải nghiệm đều lưu lại những dấu vết
Vật chất tác động tới tinh thần trên phương diện này: Các yếu tố bên ngoài (vật chất) tạo ra căng thẳng, hoặc ngược lại, tạo cảm giác thương yêu và bình an (tinh thần). Nhưng trạng thái tinh thần của con người cũng cho thấy có ảnh hưởng đến vật chất: Cụ thể là các gen.
Các thế hệ sau dường như bị động chấp nhận sự định đoạt của các vết sẹo di truyền. Nhưng đến lượt mình, các thế hệ sau lại có thể đưa ra các quyết định cuộc đời dẫn tới những trải nghiệm nhất định, tích cực hay tiêu cực, để tự tạo ra các dấu ấn của riêng mình trên di sản di truyền của dòng họ.
Tập luyện thể dục có thể tác động đến gen di truyền
Các loại thực phẩm và hoá chất chúng ta tiếp xúc có thể ảnh hưởng tới khả năng kích hoạt một số gen nhất định. Viện nghiên cứu Karolinska ở Stockholm, Thuỵ Điển, đã nghiên cứu xem liệu tập luyện thể dục cũng có thể có hiệu quả như vậy hay không?
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy việc tập luyện thể dục có thể tạo ra một lượng lớn các biến đổi ở nhiều bộ phận của bộ gen, phần lớn tác động đến sự chuyển hoá năng lượng, phản ứng insulin, và sự phát triển cơ bắp nói chung.
Malene Lindholm, một trong số những nhà nghiên cứu, cho biết: “Thông qua việc rèn luyện sức bền, ai cũng có thể thực hiện và không tốn quá nhiều tiền, chúng ta có thể tạo ra thay đổi trong cách sử dụng gen của mình”. Thông qua đó, cơ bắp chúng ta sẽ khoẻ hơn và vận động tốt hơn. Điều này rốt cuộc sẽ giúp chúng ta cải thiện chất lượng cuộc sống”.
Một lý do tốt để sống tích cực
Trong một video thuyết trình dựa trên cuốn sách “Sinh học niềm tin” của mình, nhà sinh học tế bào gốc TS. Brice Lipton đã giải thích rằng, sau khi tiếp nhận kích thích từ môi trường, các tế bào sẽ lựa chọn kích hoạt các gen nhất định trong nhân tế bào, các gen đặc định để phản ứng với môi trường đó.
Nếu không có sự nhận thức, ADN sẽ không hoạt động.
TS. Lipton cho biết: “Các gen không thể tự bật hay tắt… chúng không thể tự kiểm soát bản thân. Nếu một tế bào bị cô lập khỏi các tác nhân kích thích từ môi trường, nó sẽ không thể làm gì. Cuộc sống phụ thuộc vào phản ứng của tế bào trước môi trường xung quanh”.
Ngoài ra, theo quan điểm của TS. Lipton, nhận thức của mỗi cá nhân đối với môi trường đóng vai trò một bộ lọc giữa thực tại của môi trường và các phản ứng sinh học tương ứng.
Lipton cho rằng: “Nhận thức giúp tái định hình các gen”.
Các ý nghĩ tích cực thúc đẩy sự phát triển, hay kích hoạt các gen có chức năng phát triển. Các ý nghĩ tiêu cực (đặc biệt là sợ hãi hay thù địch) kích thích một loại phản ứng bảo vệ bản thân, một phản ứng chống lại hoặc chạy trốn, vốn không tạo điều kiện cho sự phát triển.
Tinh thần tác động đến vật chất trong quá trình phát triển của bào thai
Lipton và các nhà nghiên cứu khác đã xác định được mối liên hệ giữa cảm xúc của người mẹ (yêu thương hay sợ hãi, hạnh phúc hay căng thẳng) và ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển của bào thai.
TS. Lipton cho hay: “Khi nhận thức được vai trò của môi trường tiền sinh sản đến khả năng mắc bệnh ở trẻ, chúng ta buộc phải cân nhắc lại về quan niệm tiền định do di truyền (rằng tính cách, sức khỏe… của trẻ là hoàn toàn do di truyền từ cha mẹ quyết định và không có tác động của ngoại cảnh)”. Một lần nữa, các ý nghĩ tích cực có thể thúc đẩy sự phát triển còn các ý nghĩ tiêu cực có thế kích thích phản ứng bảo vệ bản thân.
Trong cuốn “Sinh học của niềm tin”, TS. Lipton trích lời Peter Nathanielsz, Tiến sĩ.Bác sĩ y khoa sinh lý học tiền sản tại ĐH Cornell: “Ngày càng có thêm nhiều bằng chứng cho thấy các điều kiện trong bụng mẹ quan trọng tương đương, nếu không nói là lớn hơn, vai trò của các gen trong việc quyết định thể trạng tâm-sinh lý của chúng ta trong đời”.
Thomas Verny, người sáng lập Hiệp hội Tâm lý học và Sức khoẻ Tiền sản và Cận sản đã viết: “Các nhà khoa học đã dần dần nhận ra rằng, các sinh vật sống là những ‘hệ thống linh động’ có khả năng chủ động tái thiết lập hành vi của gen để thích ứng với môi trường”.
Theo daikynguyenvn.com