Sẽ bớt căng thẳng nếu chúng ta có được một giải pháp gọn gàng để “ngăn chặn hành vi trộm cắp” vào ngày 6 tháng 1, nhưng nếu nó không đến, đừng băn khoăn. Chỉ có một ngày lập hiến và đó là ngày 20 tháng Giêng.
Mọi ánh nhìn của những cá nhân quan tâm đến tình hình chính trị tại quốc gia đều đang hướng tới ngày 6/1. Đó là ngày diễn ra phiên họp chung của Quốc hội để kiểm phiếu đại cử tri. Nhiều người dân yêu nước đang cùng chung một niềm mong đợi vào ngày này. Họ cho rằng rằng cuộc bầu cử đã trở nên quá sai trái đến mức không thể nào không gây ra tranh cãi. Nhưng đó chưa phải là ngày cuối cùng để sửa chữa được vấn đề này.
Cuộc bầu cử sẽ chỉ chính thức kết thúc vào ngày 20/1, ngày được Hiến pháp quy định thông qua Tu chính án thứ 20. Vào ngày đó, nhiệm kỳ của tổng thống đương nhiệm chính thức kết thúc. Vậy điều gì sẽ xảy ra vào ngày 6/1? Điều gì sẽ xảy ra nếu Quốc hội và Phó Tổng thống Mike Pence, với tư cách là Chủ tịch Thượng viện và chủ tọa của phiên họp chung, không sửa sai công tác bầu cử? Liệu cuộc bầu cử có kết thúc không? Câu trả lời là không.
Từ giờ đến ngày hôm đó, sẽ có ba phương án để giúp sửa sai công tác bầu cử. Cơ quan lập pháp tiểu bang, Quốc hội, Chủ tịch Thượng viện/hay Phó Tổng thống, hoặc Tòa án tối cao khả năng sẽ thi hành các biện pháp để giải quyết các đại cử tri. Dưới đây sẽ là ba phương án để sửa sai công tác bầu cử từ thời điểm này cho tới ngày 6/1 trước khi đợt kiểm tra lần thứ tư được tiến hành.
Thứ nhất, các cơ quan lập pháp tiểu bang có thể sửa đổi các đại cử tri của họ trước thời điểm đó, và mặc dù hiện tại đã có nhiều phương án như vậy được tiến hành ở các tiểu bang tranh chấp, nhưng vẫn chưa giúp củng cố được điều gì. Ngay cả với đảng Cộng hòa đa số trong các cơ quan lập pháp bang của hầu hết các bang tranh chấp, sự quyết tâm hành động dường như vẫn còn quá thấp. Họ cần đa số đảng viên hành động và sẵn sàng viện dẫn quyền lực toàn thể được bảo vệ theo hiến pháp đối với các đại cử tri làm thay thế luật của tiểu bang. Tinh thần sẵn lòng này cần phải đạt đến mức nếu chọn lựa, họ có thể tự tham gia phiên họp mà không cần sự chấp thuận của thống đốc. Điều này vẫn có khả năng xảy ra.
Thứ hai, Quốc hội có thể hành động để sửa sai bầu cử. Vấn đề này đã được nhiều trang tin tức đề cập, bao gồm cả tờ NOQ Report, nói về cơ chế tiến hành quy trình. Hiện vẫn còn những mơ hồ trong hiến pháp đang diễn ra, nhưng có một điều dường như đã được thống nhất bất chấp những hạn chế trong quy định và Tu chính án thứ 12. Nếu một Thượng nghị sĩ và một Đại biểu phản đối một nhóm đại cử tri, hai bên sẽ được phân lập để tranh luận với nhau. Nếu đạt được đa số ở cả hai bên (và một số người nói rằng chỉ cần từ một phía), thì các đại cử tri sẽ bị loại bỏ hoàn toàn hoặc họ có thể được thay thế bằng những đại cử tri khác. Điều này cũng vẫn có thể xảy ra, nhưng khả năng vẫn là không, trừ khi mọi chân tướng của sự thật được vạch trần trước ngày 6/1.
Thứ ba, Mike Pence có thể ra tay. Sẽ có một số người hoài nghi về điều này, nhưng vấn đề nằm ở đây: với tư cách là người chủ trì, Mike Pence được trao cho nhiều quyền hành tiềm năng. Một trong những điều mà ít người đề cập đến chính là việc ông có thể kêu gọi trình diện bằng chứng trước hoặc thậm chí ngay trong lúc đang kiểm phiếu cử tri. Nhưng dường như Pence đang không muốn làm bất kỳ điều gì cả. Hy vọng tôi đã suy nghĩ sai, hay chính xác hơn là tôi hy vọng trước đây tôi đã nhìn nhận đúng về ông ấy, rằng ông là một người đàn ông đáng kính và trung thành, người luôn tuân theo lẽ phải.
Toàn bộ các phương án kể trên, dù xảy ra đồng thời hay riêng lẻ, cũng đều cần phải diễn ra vào hoặc trước ngày 6/1 để sửa lại kết quả bầu cử. Nhưng Tòa án Tối cao lại là cơ quan có quyền hành động sau ngày 6/1. Tại thời điểm này, một số người sẽ chỉ trích, cho rằng Tòa án tối cao đã không làm việc hiệu quả tính tới hiện nay, và chúng ta không nên hy vọng rằng họ sẽ ra tay giải quyết vào bất kỳ thời điểm nào trong tương lai. Nhưng nếu chúng ta xem xét hai vụ kiện mà họ đã giải quyết cho đến nay, thì cả hai vụ kiện đều không đưa ra được bằng chứng. Họ đã ra phán quyết không đứng về Texas và đơn giản là từ chối xét xử vụ án ban đầu của Pennsylvania. Trái với suy nghĩ của nhiều người, Tòa án Tối cao vẫn chưa xét xử bất kỳ vụ kiện nào có đầy đủ bằng chứng pháp lý.
Chúng ta vẫn còn 5 Thẩm phán Tòa án Tối cao là những người theo chủ nghĩa nguyên bản. Đừng lo lắng về việc Brett Kavanaugh, Amy Coney Barrett và Neil Gorsuch đã rút khỏi các vụ kiện kể về công tác bỏ phiếu ở Texas. Như tôi đã nói trước khi vụ kiện bị bác bỏ, có vô số lý do để khẳng định Tòa án Tối cao gần như sẽ không xét xử vụ kiện. Thường nguyên nhân mà tòa án đưa ra là các đơn kiện không đủ bằng chứng để được đưa ra tòa xét xử, nhưng có lẽ vấn đề lớn hơn là do đơn kiện được đệ trình có liên quan đến những thay đổi đối với các giao thức bầu cử đã vi phạm luật liên bang và tiểu bang. Thách thức nằm ở chỗ, bốn tiểu bang không phải là những tiểu bang duy nhất làm như vậy. 27 tiểu bang khác cũng đã thực hiện những thay đổi tương tự, nhưng không được đưa vào vụ kiện vì số lượng phiếu bầu kiểm đếm không sát nút, hoặc vì Tổng thống Donald Trump đã giành phần thắng. Hơn nữa, một số thay đổi được thực hiện đối với luật bầu cử còn nghiêm trọng hơn nhiều so với bốn tiểu bang trong vụ kiện, bao gồm cả bang Montana, nơi Tổng thống Trump đã giành chiến thắng với cách biệt lớn. Toàn bộ những điều này kết hợp lại khiến vụ việc đi vào bế tắc. Do đó, Tòa án Tối cao chọn giải pháp cân nhắc các bằng chứng đệ trình trước khi quyết định xem có nên xét xử vụ kiện ra tòa hay không, bởi đây là phương án dễ nhất để giúp họ không phải giải quyết đơn kiện.
Các đơn kiện khác hiện đã nằm trong danh sách được tòa án điều trần sẽ không gặp phải những vấn đề như thế này. Tòa án cũng sẽ chỉ xử lý bằng chứng vững chắc về hành vi gian lận cử tri, hơn là những tiêu chuẩn pháp lý mà qua đó giúp củng cố hành vi gian lận cử tri. Việc nhận thức được điều này là vô cùng quan trọng, vì chứng minh được hành vi gian lận cử tri có khả năng xảy ra không chứng minh rằng nó đã thực sự xảy ra. Việc chứng minh gian lận cử tri đã thực sự xảy ra cũng không chứng minh được rằng tình trạng gian lận đủ nghiêm trọng để khiến thay đổi kết quả của cuộc bầu cử. Chính vì thế, để Tòa án Tối cao hành động, những vụ kiện như thế này hoặc những vụ kiện trong tương lai cần phải chứng minh được những khu vực xảy ra tình trạng gian lận cử tri, và tình trạng này diễn ra ở quy mô lớn đến mức gây thay đổi cục diện bầu cử.
Nếu đáp ứng được những điều này, thì Tòa án Tối cao khả năng sẽ điều trần về vụ án, và sau đó sẽ có ít nhất 5 Thẩm phán nguyên bản tham gia giải quyết vấn đề.
Tu chính án thứ 20 chỉ ra rằng, vào thời điểm một chính quyền chính thức kết thúc, luật pháp không quy định thời điểm chính quyền mới bắt đầu. Rất có thể Tòa án Tối cao sẽ ban hành điều lệnh đình chỉ lễ nhậm chức cho đến khi các vụ án được đưa ra phán quyết, mà trong trường hợp này sẽ xảy ra các tình tiết kỳ lạ. Tổng thống Donald Trump sẽ rời nhiệm sở, nhưng Joe Biden vẫn sẽ chưa thể thế chỗ. Theo kịch bản đó, Chủ tịch Hạ viện sẽ trở thành Quyền Tổng thống Hoa Kỳ cho đến khi Tòa án Tối cao cho phép Tổng thống Donald Trump hoặc Joe Biden chính thức nhậm chức. Việc Nancy Pelosi làm Tổng thống trong một thời gian ngắn nghe có vẻ đáng sợ, nhưng nó cũng sẽ chỉ là tạm thời.
Đương nhiên, có nhiều viễn cảnh có khả năng xảy ra vào thời điểm hiện nay. Chúng tôi vô cùng mong muốn mọi thứ được gói gọn trong ngày 6/1 để Tổng thống Donald Trump có thể có một buổi lễ nhậm chức tuyệt vời, nhưng khả năng điều đó sẽ không xảy ra. Nếu nó không xảy ra thật, thì cũng đừng lo lắng. Vẫn còn những điều điên rồ có thể xảy ra trước thời điểm Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa người của họ [ám chỉ Joe Biden] đặt chân vào Phòng Bầu dục.
Qua tất cả mọi việc kể trên, chúng ta vẫn đang cùng hội cùng thuyền. Chúng ta cần sự giúp đỡ từ Chúa. Chúng ta cần Ngài đưa công lý, mọi chân tướng sự thật ra ánh sáng, làm cho mọi người thấy rõ rằng Đảng Dân chủ vẫn đang cố tìm cách thâu tóm cuộc bầu cử. Nếu điều đó xảy ra, hãy biết ơn Chúa! Nếu điều đó không xảy ra, thì hẳn Ngài đang có kế hoạch khác với chúng ta, và chúng ta vẫn nên coi trọng Ngài!
Hãy tiếp tục theo đuổi đến cùng. Sự thật đang sắp được đưa ra ánh sáng, và quá trình để giúp chúng được phơi bày vẫn đang luôn là một thách thức, chúng ta cũng không bao giờ cam đoan rằng công việc này sẽ dễ dàng. Sau cùng, chúng ta rồi sẽ đánh bại được thế lực tà ác, và giành được chiến thắng.
Theo JD Rucker