BizLIVE – Nga có thể xem xét cho phép nhà đầu tư Trung Quốc sở hữu hơn 50% cổ phần tại các mỏ và giếng dầu chiến lược.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải). Ảnh: FT Trước đây, một mặt giám sát chặt chẽ nguồn năng lượng huyết mạch của nền kinh tế, Nga buộc phải liên minh với một số công ty phương Tây để nhận chuyển gia kỹ thuật, nhằm khai thác các mỏ dầu khó tiếp cận. Khi lệnh trừng phạt từ phương Tây ngáng đường hợp tác, Nga buộc phải vượt qua “rào cản tâm lý” và sẵn sàng thắt chặt quan hệ kinh tế với Nga, Phó thủ tướng Arkady Dvorkovich cho biết. Hai công ty dầu khí lớn của Trung Quốc là Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC – vận hành giàn khoan Hải Dương 981) và Tập đoàn Sinopec từng rót đầu tư vào Nga, nhưng chỉ tập trung vào dự án nhỏ. CNPC có một lô khai thác tại Nga nhưng chưa cho ra sản lượng. “Dưới thời ông Putin, CNPC cực kỳ gặp khó khăn trong việc hợp tác cấp cao với Nga. Hai bên đã nhiều lần nỗ lực nhưng bất thành. Giờ khi tình thế thay đổi, cơ hội rộng mở hơn rất nhiều”, Thời báo Moscow dẫn lời một quan chức dầu khí của Trung Quốc. Quy định hiện tại cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tới 50% các giếng dầu với trữ lượng cao hơn 70 triệu tấn, hoặc giếng khí với trữ lượng hơn 50 tỷ mét khối. Phó thủ tướng Dvorkovich cho biết tỷ lệ sở hữu 50 – 50 là “chấp nhận được” trong hiện tại, nhưng “nếu có yêu cầu về cổ phần điều hành, chúng tôi sẽ xem xét”. Hầu hết các mỏ dầu của Nga đặt tại miền Tây Siberia, nơi trữ lượng đang hao mòn. Mỏ dầu mới tại Đông Siberia và Bắc Cực khó khai thác hơn, cần tới sự trợ giúp từ nước ngoài. Theo số liệu của BP, trữ lượng dầu của Nga lớn thứ 8 thế giới, đạt 93 tỷ thùng tính đến cuối năm 2013. Trữ lượng khí vào khoảng 31,3 nghìn tỷ mét khối, chỉ thua Iran. DƯƠNG LONG Tin liên quan Nga – Trung bắt tay lập hãng xếp hạng tín nhiệm riêng Bộ Ngoại giao Nga: Trừng phạt Crimea là điều ngốc nghếch Tổng thống Putin: Kinh tế khủng hoảng, các bộ trưởng không nghỉ lễ năm mới
Cùng dòng sự kiện
|
Theo BizLive