Trong vài tháng qua, News Target đã báo cáo về chuỗi cung ứng toàn cầu đang dần sụp đổ, khởi đầu từ việc nền kinh tế toàn cầu đóng cửa do đại dịch COVID-19.
Những gì đã xảy ra trong nhiều tháng qua kể từ sau khi đại dịch được báo cáo vào mùa xuân năm 2020 là chưa từng có, đó là lý do tại sao mà những người mù mờ nhất cũng có thể thấy trước sự sụp đổ: Hệ thống cung ứng toàn cầu bắt đầu sụp đổ – và giờ đây nó gần như đã sụp đổ.
Đây là lý do: Virus Corona, bắt đầu ở Trung Quốc, và hiện đang tấn công Trung Quốc thêm một lần nữa với hậu quả nặng nề nhất. Và vì phần lớn hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp hiện nay đến từ Trung Quốc, nên có lý do rằng quốc gia này rơi vào khủng hoảng, thì chuỗi cung ứng cũng như vậy.
Nền kinh tế Trung Quốc vô cùng khổng lồ, mặc dù không lớn bằng Hoa Kỳ, nhưng lại không giống như Hoa Kỳ, Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào các nhà máy ngốn điện (hãy nhớ rằng, họ làm ra tất cả các hàng hóa). Khi đất nước này tái khởi động sau đại dịch và ngừng hoạt động, nhu cầu tiêu thụ điện của các nhà máy tăng cao, và đã vượt qua khả năng sản xuất của mạng lưới điện – điều này khiến các nhà máy phải ngừng hoạt động một lần nữa (nếu tình trạng này kéo dài, nó cũng sẽ gây ra nhiều bất ổn bên trong Trung Quốc – điều cuối cùng mà chế độ Cộng sản muốn – nhưng đó là câu chuyện của một ngày khác).
“Thẩm Dương, thủ phủ của tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc đã phải trải qua một đợt cắt điện đột ngột và bất ngờ. Trong khi đó, hàng chục tỉnh trên khắp đất nước cũng đang phải đối mặt với tình trạng hạn chế điện do chính phủ đang theo đuổi việc cắt giảm lượng khí thải carbon mặc dù nguồn cung cấp than vẫn đầy đủ,” một tweet từ tài khoản Source Beijing cho biết.
Điều gì đang khiến Trung Quốc thiếu điện phục vụ sản xuất? Do thiếu than; hầu hết mạng lưới điện của Trung Quốc được vận hành bằng các nhà máy nhiệt điện than (loại nhiên liệu rẻ nhất để xây dựng và vận hành mạng lưới điện) nhưng giá than tăng cao đã dẫn đến các vấn đề về khả năng cung cấp điện.
Tại sao thiếu than? Do việc đóng cửa vì đại dịch
Hãy xem hệ thống này hoạt động như thế nào? Sự thiếu hụt này nuôi dưỡng một sự thiếu hụt khác… nguồn cung cấp vào sự thiếu hụt khác, sau đó làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Sau đó nữa, hệ thống sẽ hoàn toàn sụp đổ vào một thời điểm nào đó.
Một phần của vấn đề nguồn cung là do chính sách của chính phủ; Chủ tịch Tập Cận Bình muốn nhìn thấy bầu trời xanh ở đất nước mình trong Thế vận hội mùa đông năm tới và điều đó sẽ không xảy ra nếu các nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động hết công suất.
Giờ là một tin thực sự xấu (ít nhất là đối với người dân Trung Quốc): Tình trạng mất điện đã lan từ các nhà máy đến từng hộ dân và chưa có hồi kết, BBC đưa tin:
Đất nước này phụ thuộc nhiều vào than để cung cấp điện.
Một công ty điện lực đăng tin rằng họ dự kiến việc cắt điện sẽ kéo dài đến mùa xuân năm sau và tình trạng mất điện đột xuất sẽ trở thành trạng thái “bình thường mới”. Tuy nhiên, sau đó bài đăng của họ đã bị xóa.
Sự thiếu hụt điện trước hết đã ảnh hưởng đến các cơ sở sản xuất trên toàn quốc, nhiều cơ sở đã phải hạn chế hoặc ngừng hoạt động sản xuất trong những tuần gần đây.
Tất cả những điều đó dẫn chúng ta đến Hoa Kỳ, nơi đang trải qua cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng của riêng mình và mỗi tuần đều đang trở nên tồi tệ hơn.
“Các thuyền viên, tài xế xe tải và nhân viên hàng không đã phải chịu đựng việc kiểm soát dịch, hạn chế đi lại cũng như các yêu cầu xét nghiệm và tiêm chủng Covid-19 phức tạp để giữ cho chuỗi cung ứng tiếp tục hoạt động trong thời gian đại dịch hoành hành. Nhưng nhiều công ty hiện đang đi đến ngưỡng phá sản, gây ra một mối đe dọa khác đối với mạng lưới cảng, tàu chở container và các công ty vận tải đường bộ vận chuyển hàng hóa trên khắp thế giới vốn đang rối ren,” CNN Business đưa tin tuần này.
“Trong một bức thư ngỏ gửi các nguyên thủ quốc gia tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm thứ Tư (28/9), Phòng Vận tải biển Quốc tế (ICS) và các nhóm ngành khác đã cảnh báo về một ‘sự sụp đổ hệ thống giao thông toàn cầu’ nếu các chính phủ không khôi phục quyền tự do đi lại cho công nhân vận chuyển và cho họ được ưu tiên tiêm vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận,” Mạng lưới này cho biết thêm.
Và trên hết, thời gian giao hàng của Bưu điện Hoa Kỳ (U.S. Postal Service) cũng đang kéo dài, làm tăng thêm những rắc rối trong chuỗi cung ứng.
“USPS đã phải đối mặt với khá nhiều vấn đề trong kỳ nghỉ lễ năm 2020 khi chi phí giao hàng tăng vọt, với nhiều hoạt động mua sắm trực tuyến hơn trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Dịch vụ đã phân phối hơn 1,1 tỷ gói hàng trong mùa lễ năm ngoái, tăng hơn 40% trong các gói mạng đầy đủ,” Newsmax đưa tin vào tuần này.
Thiện Thành (Theo newstaget.com)