Trung Quốc nổi tiếng là một quốc gia có tình hình nhân quyền vô cùng tồi tệ trên thế giới. Một người Thụy Sỹ khi biết đến cuộc bức hại nhân quyền lớn nhất hiện nay tại nước này đã phải thốt lên: “Nếu nó bị cấm ở Trung Quốc, thì nó hẳn phải là thứ tốt”.
Nổi tiếng là quốc gia trung lập lâu đời, với nền kinh tế thịnh vượng, Thụy Sỹ còn là nơi đặt trụ sở của Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc (tại Geneve). Có lẽ đó chính là lý do khiến người dân và chính khách ở đất nước này hết sức bất bình với cuộc bức hại nhân quyền lớn nhất tại Trung Quốc.
“Nếu nó bị cấm ở Trung Quốc, thì nó hẳn phải là thứ tốt”
Cô Simone Schelgel và chồng (anh Christian) có một cuộc sống gia đình hạnh phúc tại thành phố Schangnau xinh đẹp của Thụy Sỹ. Từ khi còn trẻ, cô Simone Schelgel đã luôn xem việc “làm một người tốt” là mục tiêu sống.
Cô cho biết: “Trung thực và ngay thẳng là cách để được tôn trọng trong xã hội phương Tây. Việc đó bao gồm trung thực với người khác và với chính mình. Tôi cố gắng hết sức làm gương. Tôi thường đọc sách về các giá trị truyền thống”.
Tháng 4/2004, chồng cô thấy một tờ rơi trong hòm thư nhà họ. Tờ rơi giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp và việc môn tu luyện thiền định này bị đàn áp ở Trung Quốc. Anh Christian đã đưa nó cho cô Simone và nói rằng: “Nếu nó bị cấm ở Trung Quốc, thì nó hẳn phải là thứ tốt”. Sau đó, 2 vợ chồng tìm được cuốn Chuyển Pháp Luân trên mạng và bắt đầu đọc. Cô Simone đọc xong cuốn sách trong vòng ba buổi tối.
“Tôi đã tìm thấy điều mình đang tìm kiếm bấy lâu! Nó chính xác là cái tôi muốn! Cuốn sách đã trả lời tất cả các câu hỏi của tôi. Tôi đọc cuốn sách một cách dễ dàng mà không gặp phải bất kỳ trở ngại nào trong việc hiểu và cũng không cảm thấy những nguyên lý này xa lạ. Ước nguyện duy nhất của tôi là được đọc đi đọc lại cuốn sách”, cô Simone chia sẻ với Minh Huệ Net.
Cô Simone cho biết: “Pháp Luân Đại Pháp đã mang đến cho tôi sự bình an cả trong nội tâm lẫn bên ngoài. Thật đáng tiếc cho những ai đã bỏ lỡ Đại Pháp vì sự lừa dối của chính quyền Trung Quốc. Bất kỳ ai có cơ hội có được cuốn Chuyển Pháp Luân đều nên đọc nó, vì cuốn sách này vô giá. Đại Pháp đã ban cho tôi rất nhiều thứ. Không lời nào có thể diễn tả được. Tôi thành thật hy vọng rằng những người khác cũng sẽ được ban phúc và trải nghiệm sức mạnh của Đại Pháp”.
Giới lập pháp liên tưởng cuộc đàn áp ở Trung Quốc với Đức Quốc xã
Tháng 6/2016, có đến 36 nhà lập pháp Thụy Sỹ đồng ký tên vào lá thư gửi tới Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc để hối thúc kiện Giang Trạch Dân vì tội ác của ông ta trong cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài suốt 18 năm qua.
Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã phát động và trực tiếp chỉ đạo chiến dịch bức hại Pháp Luân Công từ năm 1999. Kể từ tháng 5/2015, hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới đã đệ đơn kiện Giang lên Tòa án Tối cao Trung Quốc. Đồng thời, hàng triệu người dân ở nhiều quốc gia và khu vực, trong đó có cả Trung Quốc, đã ký tên thỉnh nguyện kêu gọi hệ thống tư pháp Trung Quốc điều tra tội ác của Giang.
Trước khi ký vào lá thư này, ông Henry Rappaz, Ủy viên Hội đồng Geneva, nhắc nhở mọi người đừng quên rằng phải đến khi Đức Quốc Xã sát hại gần 7 triệu người dân Do Thái thì mọi người mới thức tỉnh. Ông tin rằng đây là lúc phải hành động để giải cứu các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc, những người đang bị xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Các nhà lập pháp nhấn mạnh rằng toàn thế giới đang dõi theo diễn biến của làn sóng khởi kiện này, và tất cả họ đều là nhân chứng. Do đó, họ đang kêu gọi để lịch sử chứng kiến những hoạt động đang diễn ra ngày hôm nay nhằm chấm dứt những tội ác đó.
Ủy ban Nhân quyền: “Chính quyền Trung Quốc sẽ bị trả giá”
Cuộc họp lần thứ 21 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc được tổ chức vào tháng 09/2012 tại Geneva, Thụy Sĩ. Tại đây, hành động tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công đã được công bố.
Ông Marc Falquet, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền, Quốc hội Canton Geneva, Thụy Sĩ, đã ban hành một tuyên bố lên án tội ác này. Dưới đây là trích lược nội dung của bản tuyên bố:
“Ngày càng có nhiều thành viên Quốc hội Thụy Sỹ nhận thức được và cực kỳ sốc về những tội ác mổ cướp nội tạng xảy ra với quy mô lớn ở Trung Quốc. Quả thật, việc xuống cấp đạo đức tại Trung Quốc ngày nay đã khiến cho đất nước này không xứng đáng với danh hiệu của một cường quốc.
Cho dù sức mạnh kinh tế lớn đến đâu, thì những hành vi của chính quyền chống lại nhân dân đã khiến Trung Quốc hoàn toàn đánh mất uy tín quốc gia trong con mắt của cộng đồng quốc tế. Còn gì để biện minh cho một chính phủ tiếp tay cho hành động sát hại, mổ cướp và buôn bán nội tạng với quy mô lớn?
Nghiêm trọng hơn và đáng xấu hổ hơn, những công dân Trung Quốc bị chính quyền này sát hại là những người tu luyện nâng cao thể chất, tinh thần và sức khỏe, những người cố gắng sống hòa ái mỗi ngày, họ chính là các học viên Pháp Luân Công”.
Thưa quý vị, một chính phủ cho phép việc sát hại những công dân lương thiện và tiến bộ nhất trong xã hội chỉ có thể là những tên tội phạm vô lại và những kẻ tâm thần nguy hiểm, những kẻ nên nghĩ về việc sẽ bị trả giá cho những hậu quả tội ác mà họ đã gây ra”.
Nhiều người dân Thụy Sỹ đã lên tiếng
Trước thực trạng cuộc đàn áp vẫn tiếp diễn ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công tại Thụy Sỹ thường tổ chức các hoạt động triển lãm để người dân thế giới biết được sự thật và cùng lên tiếng chống lại cuộc bức hại.
Cô Joanna là người Úc, sinh sống ở Thụy Sỹ. Cô đã biết đến Pháp Luân Công và cuộc bức hại của Trung Quốc qua một triển lãm cách đây vài năm. Cô nói: “Mọi người đều phải được tự do mưu cầu tín ngưỡng tinh thần của bản thân họ. Họ (các học viên Pháp Luân Công) có đức tin của riêng họ. Việc cầm tù họ chỉ vì có tín ngưỡng tinh thần chính là phạm tội. Mổ cướp tạng sống và giết người là phạm tội. Những gì chính quyền này đang làm thật vô cùng đáng sợ”, theo Minh Huệ Net.
Cô đã ký tên thỉnh nguyện lên án tội ác thu hoạch tạng sống: “Việc ĐCSTQ mổ cướp tạng sống chính là phạm tội. Nó là tội ác phản nhân loại và phải được chấm dứt. Mọi người dân và chính phủ ở mỗi quốc gia đều cần lên án tội ác này. Họ cần đặt nhân quyền lên trên lợi ích kinh tế. Tôi không nghĩ rằng việc giữ mối quan hệ tốt đẹp với một quốc gia đã giết hại chính người dân của họ lại là điều đúng đắn”.
Ông Gandhi làm việc trong một công ty truyền thông ở Zurich cho biết, trước đây ông đã từng đi qua gian hàng Pháp Luân Công nhưng chưa bao giờ dừng lại. Nhưng lần này ông đã dừng lại và đã biết được rất nhiều tin tức.
“Đây là điều nên làm”, ông Gandhi nhận xét và cho biết ông sẽ nói cho nhiều người hơn nữa biết về tội ác này: “Mổ cướp nội tạng là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, và việc thu thập chữ ký để phản đối vấn nạn này là một việc làm rất có ý nghĩa. Quan trọng là mọi người có thể chỉ ra và đứng lên chống lại tội ác này không cần biết nó đang xảy ra ở nơi đâu”.
Anh Alberto đến từ St.Gallen trước đây chưa từng biết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Anh và các bạn của mình đã đưa ra rất nhiều câu hỏi như: “Pháp Luân Công là gì?” “Vì sao Pháp Luân Công bị đàn áp?” và “Làm thế nào để giúp chấm dứt cuộc đàn áp này?”.
Cuối cùng, anh nói: “Mọi người nên biết về Pháp Luân Công. Cuộc bức hại này thật khủng khiếp nhưng rất ít người ở xã hội phương Tây biết về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc. Tôi hy vọng rằng chữ ký của tôi sẽ đóng góp phần nào giúp chấm dứt tội ác này”.
Trước khi đi, ông Helmut nói rằng ông hy vọng chữ kí của mình sẽ tạo nên một sự khác biệt, và rằng người dân thế giới sẽ nỗ lực tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công và cuộc bức hại ở Trung Quốc. Ông nói: “Xin các bạn hãy mở to đôi mắt, mở rộng trái tim và cẩn thận lắng nghe”.
Theo ĐKN