Bạn đã bao giờ ăn 1 con ong bắp cày chưa? Nếu bạn đã từng ăn 1 quả sung thì bạn có thể đã ăn nó rồi.
Những quả sung là những bông hoa nở trong một cái vỏ, những miếng giòn giòn ở trong gọi là quả bế và chúng thật sự là trái cây. Nhưng làm sao những bông hoa ở bên trong này được thụ phấn. Đó chính là nhờ sự cống hiến của những con ong bắp cày. Ong bắp cày và sung dựa vào nhau để duy trì nòi giống.
Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng ong bắp cày thụ phấn Pleistodontes imperialis và một loài sung ở Úc (Ficus rubiginosa) phụ thuộc lẫn nhau. Chúng hợp tác với nhau, mỗi loài được hưởng lợi từ đối tác của mình.
Mối quan hệ giữa ong bắp cày và sung – đã tồn tại hơn 60 triệu năm – gồm quá trình con ong cái bay vào quả sung và thụ phấn cho những bông hoa nhỏ xíu bên trong. Sau đó chúng đẻ trứng trong hoa, và mỗi con ong bắp cày được sinh ra lại ăn những hạt giống phát triển trong bông hoa đó.
Một nhân vật khác
Một điều khó hiểu mà các nhà khoa học gặp phải khi nói đến thuyết hỗ sinh đó là làm thế nào mối quan hệ đó có thể giữ được sự ổn định. Điều gì ngăn cản một loài lợi dụng mối quan hệ này quá nhiều? Ví dụ như những con ong bắp cày có thể dễ dàng xây dựng cả một vương quốc cho con cháu rồi tàn phá tất cả các hạt giống trong quả sung nhỏ bé.
“Thuyết hỗ sinh có mặt ở khắp nơi trong tự nhiên nhưng khó hiểu hơn những mối quan hệ khác giữa các loài”, nhà nghiên cứu James Cook cho biết. Ông là nhà sinh thái học về tiến hóa thuộc Đại học Reading, vương quốc Anh.
Hóa ra một loài côn trùng ký sinh khác, từng được cho là có hại cho quan hệ hỗ sinh giữa ong bắp cày và sung, có thể giúp mối quan hệ này ổn định, ngăn cản những con ong bắp cày kiếm lợi từ những quả sung.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét một cây sung nhỏ mọc trên một tảng đá lớn ở một đồi đá tại Úc. Derek Dunn, nhà nghiên cứu trong nhóm làm hầu hết các công việc thực tiễn, “đã phải trở thành một con dê núi để có thể lấy được các mẫu vật”, Cook nhớ lại.
Những con ong thụ phấn đẻ trứng trên những bông hoa gần trung tâm của quả. Các nhà khoa học đã tìm ra những con vật thụ phấn này tránh những bông hoa gần phía thành ngoài bởi con non của chúng có nguy cơ bị tấn công ở đó do các loài khác hoặc côn trùng ký sinh. Điều này làm cho cây sung có thể phát triển những hạt giống của những bông hoa phía ngoài.
Mối liên kết ba
Côn trùng ký sinh đã luôn được cho rằng có hại đối với quan hệ giữa loài ong bắp cày thụ phấn và cây sung – “chúng giết những con ong bắp cày”, Cook giải thích: “Thực ra, như những gì chúng ta thấy, chúng góp phần làm ổn định mối quan hệ hỗ sinh về lâu dài bằng cách tạo áp lực cho những con ong bắp cày chừa lại một số hoa để phát triển thành hạt giống”.
Quan hệ hỗ sinh thực tế thường bị lợi dụng bởi những loài ký sinh, “nhưng bây giờ chúng ta phải đặt câu hỏi về mức độ thường xuyên những loài ký sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định những mối quan hệ hỗ sinh nói chung”, Cook phát biểu trên LiveScience. “Ba không phải lúc nào cũng là quá nhiều. Chúng ta phải nghĩ về quan hệ hỗ sinh như được bao bọc bởi – và đôi khi là dựa vào – một mạng lưới rộng lớn những mối quan hệ của các loài”.
Theo Khoahoc