Bạn thường được nhắc nhở rằng: “Hãy học hành thật chăm chỉ, ra trường với tấm bằng giỏi rồi sẽ dễ dàng tìm được 1 công việc ưng ý.”. Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác như vậy. Mặc dù hầu hết các công ty đều yêu cầu bạn nộp bằng khi xin việc, nhưng sẽ không nhà tuyển dụng nào nhìn xem tấm bằng tốt nghiệp của bạn loại gì. Khi bạn tốt nghiệp, điều quan trọng duy nhất là bạn có sử dụng được kiến thức cũng như kỹ năng trong công việc hay không.
1. Họ hiểu bản thân thực sự cần gì sớm hơn người khác
Học sinh bị điểm C không dành quá nhiều thời gian vào việc không cần thiết ở trường lớp.
Nếu bạn đang cố gắng để trở thành một kỹ thuật viên, thì hiển nhiên là bạn không cần viết 1 bài luận vài trăm chữ để tìm hiểu về văn hóa và trải nghiệm mùa hè của mình.
Họ sẽ không tham gia các công việc không cần thiết trong lớp để tập trung cho cái sẽ giúp ích cho công việc sau này. Steve Jobs – nhà sáng tạo và doanh nhân nổi tiếng trên thế giới, không bao giờ tốt nghiệp đại học, vì ông chỉ tập trung vào điều ông muốn làm. Bài phát biểu trong lễ tốt nghiệp ở Stanford , ông đã nhắn mạnh rằng: “Cách duy nhất để thành công, là yêu thích công việc mình làm.”
2. Họ có kinh nghiệm cho riêng mình
Hầu hết các học sinh điểm C đều đi làm sớm hơn bạn bè xung quanh, điểm của họ thấp hơn vì họ hạ mục tiêu điểm số xuống để học những thứ khác. Đó là những kinh nghiệm vô giá mà những học sinh A+ bị bỏ lỡ. Và tất cả chúng ta đều biết, bạn sẽ rất ít có cơ hội được nhận vào công ty khi bạn không có kinh nghiệm thực tế.
3. Xây dựng các mối quan hệ
Trong khi các bạn “A+” đang học những môn không cần thiết, thì những người “C” lại đọc được các kiến thức hữu ích cần thiết, và giao lưu với hàng tá người mỗi ngày. Trong thực tế, hiểu biết rõ ràng về những người xung quanh và có khả năng giao tiếp thành thạo sẽ là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp của bạn sau này.
4. Họ biết tận hưởng cuộc sống
Trong quãng thời gian học đại học, những học sinh này tham gia vào các bữa tiệc và thường có những cuộc đi chơi với bạn bè xung quanh. Đó cũng là cách họ đang hưởng thụ cuộc sống của mình.
Người hạnh phúc thường dễ thành công hơn những người luôn cảm thấy bản thân không hạnh phúc. Đó là lẽ dĩ nhiên, vì khi họ hạnh phúc thì niềm hạnh phúc đó cũng lây lan sang những người xung quanh, và đó là 1 kỹ năng tuyệt vời mà các ông chủ đều mong muốn tồn tại ở nhân viên của mình.
Nếu bạn là người tiêu cực, luôn trong trạng thái stress, thì dù có thông minh tới đâu, bạn cũng không bao giờ lọt vào top các ứng viên sáng giá.
5. Họ tìm cách đơn giản nhất để giải quyết vấn đề
Tỷ phú Bill Gates là 1 trong những người rất thành công mà không trường đại học nào có thể dùng, nhờ cậy vào danh tiếng đó của ông.
Bill Gates rất cởi mở và không giống như nhiều người khác, ông không nhìn vào điểm số hay bằng cấp của mọi người. Điều ông cho là quan trọng là đừng suy nghĩ theo lối mòn. 1 trong những câu nói nổi tiếng của Bill Gates là: “Tôi chọn người lười biếng để làm những việc khó khăn. Bởi một người lười biếng sẽ tìm ra cách dễ dàng để làm việc đó.”
6. Họ theo đuổi giấc mơ của bản thân
Rất nhiều người đã thành công bắt đầu từ yêu thích công việc mình làm. Khi bạn vào đại học, bạn rất trẻ và thường không hiểu bản thân thực sự cần điều gì.
Đó là lý do quan trọng để hiểu rằng, bạn sẽ không bị ép buộc nghe theo những lựa chọn của bố mẹ khi chọn trường đại học – khi bạn đủ 18 tuổi, nhưng sẽ là điều bất hạnh nếu bố mẹ vẫn thay bạn, chọn trường đại học cho bạn. Hãy nhìn gương nữ tỷ phú trẻ tuổi nhất Elizabeth Holmes – người đã tạo ra cách mạng trong nền y học. Bà đã bỏ dở việc học ở Stanford để theo đuổi giấc mơ của bà. 1 ví dụ tuyệt vời khác mà ai cũng biết là Richard Branson – chồng của Elizabeth, ông cũng nghỉ học ở tuổi 15, và giờ là quản lý ở một công ty hàng không khổng lồ – Virgin.
7. Họ hiểu đâu mới là cuộc đấu tranh thực sự
Để thành công đòi mỗi người phải có trí tuệ cảm xúc, sự kiên trì, niềm đam mê và quan trọng nhất, khả năng vượt qua thất bại. Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, bạn sẽ gặp những thăng trầm rất lớn, không là gì so với những điểm C trên trường đại học.
Cuối cùng, điểm số chỉ là con số. Thành tích thật sự là bạn sẽ trở thành một người như thế nào trong thế giới thực. Và, nếu bạn tốt nghiệp đại học với điểm số thấp hơn, đừng thất vọng; nếu bạn tốt nghiệp với điểm số cao hãy vẫn cố gắng, đừng quá tự tin. Cuộc sống thực tế và những bài học thực tế sẽ đến với bạn khi rời xa trường