Tinh Hoa

NATO chỉ huy hệ thống pháo binh chiến trường như thế nào

Đồng bộ hóa hỏa lực chiến trường là mục tiêu quan trọng mà NATO nỗ lực vươn tới nhằm đối đầu với Nga, Đức, thành viên chủ chốt của liên mình không ngừng hiện đại hóa hệ thống vũ khí trang bị của mình.

Trong những năm gần đây, với mục tiêu nhất thể hóa, đồng bộ hóa công tác chỉ huy, kiểm soát, điều hành và liên kết phối hợp các hoạt động tác chiến của các lực lượng binh chủng hợp thành trên chiến trường, đồng thời với việc sử dụng các nguồn thông tin từ các lực lượng đồng minh, các nước trong khối quân sự NATO đã tăng cường đưa công nghệ thông tin, tự động hóa và mô phỏng hóa vào các hoạt động tham mưu tác chiến. Một trong những ứng dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin và mô phỏng là hệ thống ADLER II. Cộng hòa Liên bang Đức.

Pháo tự hành Đức PzH-2000

Đây cũng là một trong những hướng phát triển được ưu tiên hàng đầu của lực lượng vũ trang CHLB Đức ngày nay. Hệ thống chỉ huy, điều hành và kiểm soát các hoạt động tác chiến của các đơn vị quân binh chủng trên chiến trường trên cơ sở nâng cấp và hiện đại hóa các loại vũ khí trang bị trong biên chế, đồng thời đưa vào ứng dụng các hệ thống và phương tiện, trang bị công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin và công nghệ mô phỏng chiến trường để điều khiển các đơn vị chiến đấu, vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu và luôn cập nhật, nâng cấp các hệ thống, các trang thiết bị công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin và mô phỏng với những thành tựu mới nhất trong các lĩnh vực đã nêu.

Pháo phản lực hạng nhẹ Đức Lars

Đối với các lực lượng tác chiến trên chiến trường trên bộ, để đáp ứng yêu cầu trên, lực lượng lục quân CHLB Đức, với mục đích nâng cao được hiệu quả tác chiến trên chiến trường của các phương tiện hỏa lực pháo binh – tên lửa đã đưa vào biên chế hệ thống chỉ huy, điều hành và kiểm soát hỏa lực trên cơ sở sử dụng công nghệ tự động hóa và ứng dụng công nghệ thông tin, mô phỏng chiến trường ADLER (Artillerie Daten Lage und Einsatz Rechnerverbund), hệ thống đã được biên chế vào vũ khí trang bị của lục quân từ năm 1995, Hệ thống nâng cấp có tên là ADLER II, gần đây nhất hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến hỏa lực chiến trường đã được nâng cấp lên ADLER III.

Xe tham mưu số hóa ADLER II trên thân xe M113
Xe tham mưu số hóa ADLER II trên thân xe vận tải

Những nội dung chủ yếu trong quá trình nâng cấp hệ thống ADLER II và III được hướng đến là thay thế hệ thống bằng các máy tính – chạy chương trình ứng dụng mới nhất, có độ ổn định cao và thời gian phục vụ lâu hơn, có khả năng nâng cấp phần cứng dễ dàng hơn.

Hệ thống điều khiển hỏa lực ADLER II và III có nhiệm vụ chính là cũng cấp các yếu tố cần và đủ trên cơ sở đồng bộ hóa và xử lý thông tin nhằm phục vụ công tác chỉ huy, điều hành và kiểm soát hỏa lực của lực lượng pháo binh – tên lửa chiến trường đến cấp (từ trung lữ đoàn pháo binh – tên lửa đến các khẩu đội pháo binh – tên lửa) đồng thời đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

– Xác định các ô và tọa độ tác chiến của các phương tiện hỏa lực nhằm tiêu diệt mục tiêu từ các phương tiện trinh sát, phát hiện mục tiêu và theo dõi mục tiêu;

– Phân phối tương đối chính xác các vị trí mục tiêu, đồng thời theo dõi tình hình cơ động, biến đổi của mục tiêu và thể hiện trên màn hình điều khiển;

– Điều hành các hệ thống hỏa lực chi viện, yểm trợ các hoạt động tác chiến của các đơn vị, các phân đội binh chủng hợp thành với sự tính toán logic về các tình huống chiến thuật hoặc thông qua công nghệ mô phỏng chiến trường, xây dựng kịch bản tác chiến theo các phương án đặt ra;

– Tự động hóa quy trình chuẩn bị, xử lý các nguồn thông tin, ra các điều kiện, yêu cầu cơ bản khả thi trong quyết tâm chiến đấu, xây dựng khung mệnh lệnh tác chiến đến các đầu mối đơn vị;

– Lựa chọn các phương án, giải pháp tối ưu và vị trí thuận lợi cho lực lương trinh sát hỏa lực;

– Điều hành và kiểm soát các hoạt động đảm bảo hậu cần, kỹ thuật cho các lực lượng pháo binh – tên lửa.

Trong điều kiện thời bình, ngoài nhiệm vụ phục vụ tham mưu tác chiến, khi kết nối hệ thống với trung tâm huấn luyện cấp trên, hệ thống còn có nhiệm vụ thực hiện công tác huấn luyện chiến đấu thường xuyên đối với các lực lượng chỉ huy, tham mưu tác chiến sử dụng công nghệ mô phỏng chiến trường. Lúc này, điều kiện tình huống và cơ sở dữ liệu sẽ được khai thác và sử dụng từ máy chủ ( hệ thống điều hành tác chiến cấp trên).

Xe tăng Đức “Leopard 2”

Những ưu điểm chủ yếu của hệ thống được nâng cấp là: Trong cùng một thời điểm có thể thực hiện đồng thời các nhiệm vụ sử dụng hỏa lực, tổ chức, truyền thông và tiếp nhận thông tin bằng kỹ thuật số; có thế triển khai trang thiết bị của hệ thống trên tất cả các loại trang bị, phương tiện cơ động trên chiến trường, xe vận tải hay xe thiết giáp; nhanh chóng phục hồi khả năng làm việc của hệ thống khi có những thiết bị, bộ phận cấu thành bị hư hỏng hoặc không làm việc.

Các vị trí công tác trên xe tham mưu tác chiến (thùng xe vận tải)

Hệ thống ADLER II và III bao gồm có các vị trí công tác (máy tính điện tử) điều hành tác chiến được tự động hóa, các vị trí công tác đó được bố trí trên các xe chỉ huy tham mưu tác chiến (KSM), các vị trí công tác – máy tính điện tử được kết nối vào mạng tác chiến nội bộ và từ đó triển khai đến các đầu mối liên quan thông qua các phượng tiện truyền thông.

Xe tham mưu tác chiến (KSM) trong vị trí của sở (ban) chỉ huy chiến trường hoặc trung tâm điều hành tác chiến liên kết với nhau bằng hệ thống cáp quang. Truyền thông giữa sở chỉ huy, trung tâm điều hành tác chiến được đảm bảo bằng sóng vô tuyến radio KV hoặc UKV hoặc dây thông tin hữu tuyến. Trao đổi thông tin được tiến hành tự động trong thời gian thực và được truyền đi bằng kỹ thuật số được mã hóa.

Một vị trí công tác trên xe tham mưu tác chiến binh chủng pháo binh – tên lửa

Trong tiến trình nâng cấp trang thiết bị, đã đưa vào sử dụng các máy tính có kích thước nhỏ gọn lắp trên xe cơ giới ( MICMOS Microcomputer for Modular System) máy tính cho phép tính toán các phần tử bắn của phương tiện hỏa lực tự động, không phụ thuộc vào các thông số điều khiển hỏa lực của khẩu đội.

Để lấy thông tin phần tử bắn và hiệu quả tác chiến, các trạm quan sát hiệu chỉnh bắn, trinh sát pháo binh được trang bị các máy tính bỏ túi nhỏ gọn model seria PDA (Personal digital assistant), toàn bộ hệ thống ADLER II và III hoạt động trên nền tảng của hệ điều hành Windows server các phiên bản cao cấp, sử dụng giao thức XML, cho phép đồng bộ hóa nhiều phương tiện, trang thiết bị kết nối ngoại vi.

Giao diện hệ thống phần mềm mô phỏng chiến trường

Giải pháp sử dụng các giao thức XML cho phép triển khai linh hoạt các hệ thống thông tin và truyền tải cơ sở dữ liệu tác chiến trên chiến trường, cho phép:

— Truyền tải dung lượng lớn thông tin đồng bộ, nhất thể theo phân cấp với số lượng không người dùng, mạng lưới thông tin kết nối rộng khắp, trực tiếp đến từng cá nhân chịu trách nhiệm theo yêu cầu nhiệm vụ trên chiến trường.;

— Cho phép người dùng tiếp cận nguồn thông tin phục vụ tác nghiệp trực tiếp theo phân cấp trách nhiệm và địa chỉ IP sử dụng. người dùng có thể được triển khai đên các trạm, các đài trinh sát pháo – tên lửa, các đơn vị hỏa lực pháo – tên lửa và các đơn vị tác chiến trên chiến trường trong lực lượng binh chủng hợp thành;

— Thực hiện công tác điều hành tác chiến, chỉ thị các các mục tiêu ưu tiên và truyền tải thông tin – mệnh lệnh đến nhiều địa chỉ trong cùng một thời điểm.

Liên kết sử dụng giao thức XML với các phương tiện và hệ thống tương thích
Liên kết sử dụng giao thức XML với các phương tiện và hệ thống của ADLER III

Sử dụng công nghệ cấu trúc mạng phân tán và module hóa hệ thống ADLER II và III đã tăng cường đáng kể độ tin cậy và khả năng sống còn của hệ thống, đồng thời cho phép mở rộng quan hệ tương tác trao đổi thông tin giữa các lực lượng trong nước, ngoài ra còn có thể kết nối và và tương tác với các hệ thống chỉ huy, kiểm soát và điều hành tác chiến của các nước khác trong khối quân sự NATO như: AFATDS (Mỹ). BATES (Anh) và ATLAS (Pháp).

Trong quá trình liên kết phối hợp, thông qua các chuẩn thiết kế, hệ thống ADLER II &III có thể trao đổi, cung cấp các nguồn thồng tin được cập nhật trong cơ sở dữ liệu, cần thiết để nắm được tình hình chiến trường, chuẩn hóa các thông tin về đối tượng tác chiến, (tăng cường độ tin cậy) nguồn thông tin, từ đó giao nhiệm vụ tác tiến, thực hiện quyết tâm chiến đấu từ nhiệm vụ được giao theo kế hoạch tác chiến, xác định điều kiện để triển khai hỏa lực, tọa độ hỏa lực tấn công, chi viện hoặc yểm trợ che chắn, điều chỉnh độ chính xác, tập trung hỏa lực từ nhiều hướng, đồng thời có được cảnh báo sớm khi đối phương sử dụng vũ khí hủy diệt lớn.

Trên cơ sở hạ tầng công nghệ phần cứng và phần mềm của hệ thống điều khiển hỏa lực pháo binh – tên lửa ADLER II và III, quân đội Liên bang Đức cũng phát triển và đưa vào biên chế hệ thống điều khiển hỏa lực của các phân đội súng cối DVA II và hệ thống điều khiển pháo phản lực ARES II.

Trịnh Thái Bằng

Theo Infonet