Những quan sát mới đây của các nhà khoa học NASA đã làm sáng tỏ nguồn gốc của các vết đen đặc trưng trên bề mặt của Mặt Trăng.
Các nhà khoa học đã tiến gần hơn tới việc giải đáp bí ẩn về các vết đen trên bề mặt Mặt Trăng, bằng cách sử dụng các mô hình trên máy tính để kiểm tra các giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của chúng – NASA đưa tin hôm 29/4.
Theo quan sát, các vết đen xuất hiện tại nơi có vết tích của từ trường bao quanh lớp vỏ Mặt Trăng.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng, các vết đen và từ trường được hình thành từ những vật liệu phun trào do tác động của sao chổi. Hoặc do tác động của những thiên thạch cực nhỏ khiến các hạt bụi mịn bị đẩy lên, rồi sau đó tụ lại với nhau nhờ từ trường sẵn có.
Giả thuyết thứ ba cho rằng nguồn gốc liên quan đến phản ứng của hạt điện tích với lực từ.
Điều này có thể là nguyên nhân giúp bề mặt Mặt Trăng được từ trường bảo vệ khỏi tác động của những hạt điện tích. Nó là một dòng khí dẫn điện bắt nguồn từ bề mặt Mặt Trời, với vận tốc hàng triệu km/h.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong giả thuyết này là từ trường xung quanh Mặt Trăng rất yếu – nhà vật lý của NASA Bill Farrell cho biết. “Khó có thể giải thích được từ trường đã làm chệch hướng các hạt điện tích từ mặt trời như thế nào“.
Theo các mô hình máy tính mới đây, từ trường có thể tạo ra một điện trường mạnh khi các hạt điện tích cố bay qua. Vì thế nó có khả năng làm chệch hướng và giảm tốc độ của các hạt điện tích từ Mặt Trời và giảm bớt ảnh hưởng lên các vết đen trên Mặt Trăng.
“Cho đến khi có thể nghiên cứu trực tiếp trên Mặt Trăng, chúng ta không thể có được câu trả lời chắc chắn. Nhưng những quan sát mới đây phân tích về các vết đen đều phù hợp với những quan sát trước đó chỉ ra rằng các vết đen này ít bị ảnh hưởng hơn so với khu vực xung quanh chúng” – theo John Keller, một nhà khoa học trong dự án Tàu vũ trụ do thám Mặt Trăng của NASA. Đây là một dự án do các robot thực hiện, nhằm vẽ lại bản đồ bề mặt Mặt Trăng.
Theo khoahocvt/PLO/Sputnik