Tinh Hoa

NASA phát hiện Mặt trời đang bị xé ra từng mảnh

Tàu vũ trụ Solar Dynamics Observatory (SDO) của NASA vừa phát hiện một hố đen trên bề mặt của Mặt trời.

Hình ảnh lỗ nhật hoa bắt đầu xuất hiện từ ngày 2/1 – 5/1. (Ảnh: NASA)

Trung tâm dự báo thời tiết không gian cảnh báo, hệ quả của hiện tượng có thể sẽ là một cơn bão địa từ, ở cường độ nhỏ sẽ gây ảnh hưởng lên các vệ tinh và hệ thống lưới điện.

Trung tâm dự báo thời tiết không gian đã ban hành một cảnh báo G2, mức độ bão địa từ cấp 2.

“Người sử dụng chủ yếu bị ảnh hưởng bởi bão điện từ là lưới điện, hoạt động tàu vũ trụ”.

Tuy nhiên, với mức độ cảnh báo thấp như vậy, ảnh hưởng của cơn bão Mặt trời tới hệ thống lưới điện và tàu vũ trụ sẽ không quá lớn.

Mùa thu vừa qua, cơn bão Mặt trời đã gây ra một cơn bão điện từ khiến mọi người lo ngại về nguồn cung cấp điện. Các hạt mang điện trong lỗ nhật hoa sẽ tiến về phía Trái đất.

Cơn bão mặt trời ở cấp độ cảnh báo G2 bao gồm khả năng ảnh hưởng đến viễn thông và cơ sở hạ tầng năng lượng trên toàn thế giới.

Hiện tượng Lỗ nhật hoa

Đây là khu vực từ trường mở, là khu vực mát hơn, sẫm màu, nơi từ trường Mặt Trời vươn ra ngoài không gian.

“Trong bước sóng ánh sáng cực tím nó xuất hiện như một vùng tối gần trung tâm và phần dưới Mặt trời”, NASA giải thích.

Khi từ trường của Mặt trời thoát ra ngoài khí quyển thay vì được giữ lại, tạo ra những cơn gió tốc độ cao, khiến cho một vùng khí quyển của Mặt trời mở ra để cho những dòng chảy phân tử thoát ra ngoài; ánh sáng nơi này cũng bị mờ đi, tạo nên vùng tối.

Mặt khác, chúng ta không thể nhìn thấy được màu sắc của khu vực này vì chúng có bước sóng cực tím 193 angstrom – một loại ánh sáng vô hình với mắt người thường.

Những cơn gió Mặt trời có thể tương tác với từ trường của Trái đất, tạo ra cơn bão địa từ – một loại năng lượng như pin trên khắp hành tinh và khiến năng lượng từ trường thay đổi. Bão từ cũng gây ra hiện tượng cực quang tại Nam Cực và Bắc Cực Trái đất.

Khi lỗ nhật hoa xuất hiện, sẽ có nhiều đêm cực quang xuất hiện.

Ảnh chụp của nam cực quang, chụp từ tàu vũ trụ trên quỹ đạo vào tháng 5 năm 1991, với cực đại của địa từ trường.

Những cơn gió Mặt trời có thể tương tác với từ trường của Trái đất, tạo ra cơn bão địa từ – một loại năng lượng như pin trên khắp hành tinh và khiến năng lượng từ trường thay đổi. Bão từ cũng gây ra hiện tượng cực quang tại Nam Cực và Bắc Cực Trái đất.

Theo Daily Mail