Tinh Hoa

Mỹ sẽ đối chất với Trung Quốc về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ tại Liên Hợp Quốc

Hoa Kỳ đang xem xét các biện pháp đối chất với Trung Quốc trong cuộc họp mặt hàng năm của các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên Hợp Quốc vào tuần tới về việc giam giữ khoảng 1 triệu người Hồi giáo và người Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương xa xôi.

Phụ nữ Duy Ngô Nhĩ tại một trung tâm giáo dục chính trị ở Kashgar, thuộc khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc vào ngày 6/ 9/2018. (Ảnh qua Epoch Times)

Với vị thế là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho ngân sách Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Donald Trump đã đặt câu hỏi về giá trị của chủ nghĩa đa phương khi ông tập trung vào chính sách “America First (Nước Mỹ trước tiên)” và đề cao việc bảo vệ chủ quyền của Hoa Kỳ.

Đặc phái viên đầu tiên của Trump, Nikki Haley, đã từ chức vào cuối năm 2018 và mới được thay thế bởi Kelly Craft vào tuần trước.

Trung Quốc đang tận dụng lợi thế của Hoa Kỳ về thái độ đối kháng của Hoa Kỳ đối với chính Liên Hiệp Quốc, và đang chiếm hữu không gian và gây ảnh hưởng nhiều hơn trước đây,” một nhà ngoại giao cấp cao của Châu Âu yêu cầu được giấu tên cho biết.

Trong cuộc họp cấp cao của Liên Hợp Quốc vào tuần tới, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc lên án chính sách lạm dụng việc bắt bớ của Trung Quốc tại vùng Tân Cương xa xôi, nơi mà Liên Hợp Quốc cho biết có ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác đang bị giam giữ.

Hồi tháng 7, Pompeo cũng đã gọi cách mà Trung Quốc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ là ”vết nhơ thế của kỷ”, ông nói tại một hội nghị quốc tế ở Washington rằng Trung Quốc là “quê hương của một trong những cuộc khủng hoảng nhân quyền tồi tệ nhất của thời đại chúng ta”.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Hoa Kỳ, phát biểu với yêu cầu được giấu tên, cho biết Nhà Trắng đang xem xét liệu Tổng thống Trump có thể đề cập đến hành vi của Trung Quốc trong cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ hay không và đó cũng có thể là hồ sơ thực thi nhân quyền rộng hơn trong bài phát biểu của ông trước Đại hội đồng 193 thành viên của Liên Hiệp Quốc vào ngày 24/9 sắp tới.

Nhà Trắng cho biết ông Trump sẽ tổ chức một chiến dịch “kêu gọi toàn cầu để bảo vệ tự do tôn giáo” tại Liên Hiệp Quốc vào thứ Hai (23/9/), cách một ngày trước khi ông phát biểu trước Đại hội đồng và sẽ được giới thiệu bởi Phó Tổng thống Mike Pence.

Hai phụ nữ Duy Ngô Nhĩ đi qua nơi cảnh sát bán quân sự Trung Quốc canh gác bên ngoài Grand Bazaar, thành phố Urumqi, Tân Cương. (Ảnh qua Daily Caller) 

Tổng thống sẽ kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện các bước cụ thể để ngăn chặn các cuộc tấn công nhắm vào người dân có tôn giáo hoặc có tín ngưỡng và để đảm bảo sự tôn nghiêm của các nơi thờ cúng và tất cả những nơi công cộng cho tất cả các tín ngưỡng,” phát ngôn viên của Nhà Trắng Stephanie Grisham một tuyên bố vào thứ ba (17/9).

Bên lề thương mại

Theo 4 nhà ngoại giao có trụ sở tại Bắc Kinh thì chính quyền Trung mô tả các khu phức hợp ở Tân Cương là trung tâm giáo dục đào tạo nghề, có hỗ trợ trong việc dập tắt chủ nghĩa cực đoan và mang đến cho người dân ở đây những kỹ năng mới. Nhưng Trung Quốc đang lo lắng về những chỉ trích công khai và lên án của quốc tế và đã gặp một số đặc phái viên nước ngoài trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York trong một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Geneva.

Cũng như với vấn đề Hong Kong, đây không phải là những chủ đề mà Trung Quốc muốn gây ra sự chú ý trước kỷ niệm 70 năm giành được chính quyền.” Một trong những nhà ngoại giao cho biết, khi đề cập đến cuộc diễu hành quân sự khổng lồ tại Bắc Kinh vào ngày 1/10, đánh dấu 7 thập kỷ trị vì của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Nhiều tháng biểu tình bạo lực không có dấu hiệu buông xuôi đang diễn ra ở Hong Kong, nơi những người biểu tình tức giận về những gì họ thấy được là sự can thiệp trắng trợn của Bắc Kinh trong các vấn đề ở thành phố của họ bất chấp lời hứa tự trị khi được Anh trao trả vào năm 1997.

Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy cuộc nói chuyện cứng rắn trong buổi họp mặt này sẽ chuyển thành hành động cụ thể trong vấn đề chống Bắc Kinh.

Quan chức cấp cao của chính quyền Hoa Kỳ cho biết, Mike Pompeo và phó tổng thống Mike Pence cũng có thể lên án việc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc tại các sự kiện bên lề trong cuộc họp của Liên Hiệp Quốc, nhưng quyết định cuối cùng của Hoa Kỳ “được dự kiến sẽ xoay quanh vấn đề thương mại đang xảy ra”.

Trung Quốc và Hoa Kỳ đang chuẩn bị nối lại các cuộc đàm phán thương mại vào tháng 10, nhưng hầu hết các nhà phân tích đều không trông đợi một thỏa thuận thương mại lâu dài, hay thậm chí là một sự leo thang đáng kể nào trong thời gian sắp tới.

Trong một phát biểu thẳng thừng khác thường, đại sứ Liên Hợp Quốc của Trung Quốc, Zhang Jun, nói với các phóng viên vào tháng trước trong tuần đầu tiên làm việc. Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với các quốc gia thành viên LHQ khác nhưng Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ sự can thiệp nào vào “các vấn đề nội bộ” của đất nước này, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong.

Tuần trước, Trung Quốc đã nhắc nhở một dự luật của Hoa Kỳ, lên án chính phủ Hoa Kỳ vì đã gây thêm áp lực đối với Trung Quốc trong các các vấn đề liên quan đến Tân Cương.

Trung Quốc ‘tăng động’

Một số nhà ngoại giao Liên Hiệp Quốc cho biết Trung Quốc đã và đang ráo riết truyền bá và nghi thức hóa tư tưởng chính trị của Tập Cận Bình.

Tư tưởng Tập Cận Bình cố gắng soạn lại các quy tắc của chủ nghĩa đa phương,” một nhà ngoại giao cấp cao của châu Âu  giấu tên tiết lộ. “Chúng tôi sẽ không đồng ý với họ, nhưng tư tưởng ‘Tập Cận Bình’ là 1 khái niệm rõ rệt, họ đang quảng bá và đưa ra các nghị quyết của riêng mình”.

Cảnh xô xát giữa cảnh sát Trung Quốc và phụ nữ Duy Ngô Nhĩ tronbg cuộc biểu tình tại thành phố Urumqi,Tân Cương, Trung Quốc ngày 7/7/2009 (Ảnh qua Pacific Standard)

Một ví dụ là trong 3 năm qua, một nghị quyết của Hội đồng Bảo an nhằm đổi mới nhiệm vụ cho sứ mệnh chính trị của Liên Hợp Quốc tại Afghanistan. Bao gồm việc đề cập đến sáng kiến “1 vành đai, 1 con đường” (OBOR, hay còn gọi là Vành đai và Con đường) của Trung Quốc, một kế hoạch to lớn với tham vọng tái tạo con đường tơ lụa cũ. Nhưng Hoa Kỳ và các thành viên khác cho biết từ năm nay họ sẽ không chấp nhận cách nói đó nữa.

Một quan chức quốc phòng giấu tên của Hoa Kỳ cho biết, mối lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế ngày càng tăng vì Hoa Kỳ đã rút lui ở một số phương diện nào đó, nhưng lại gọi đó là một “chuyến tàu chậm chạp”.

Cựu giám đốc các vấn đề chính trị của Hoa Kỳ và nhà ngoại giao kỳ cựu của Hoa Kỳ Jeffrey Feltman, hiện là thành viên của Viện Brookings, lập luận rằng Liên Hợp Quốc đã trở thành một môi trường cạnh tranh hơn là hợp tác.

Sẽ không thực tế khi nghĩ rằng Hoa Kỳ có thể một mình lãnh đạo các tổ chức này theo cách mà họ đã từng quản sau năm 1989”, ông nói khi đề cập đến sự sụp đổ của Liên Xô. “Nếu Mỹ để lại một khoảng trống nằm trong ban lãnh đạo của Liên Hiệp Quốc thì các quốc gia khác sẽ lấp đầy nó.”

Thiện Thành (Theo Epoch Times)

Xem thêm: