Trước tình hình dịch bệnh, nhiều người buộc phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để phòng tránh lây nhiễm. Một số người thắc mắc, vì sao mùi hôi từ hơi thở của họ lại tăng lên, dù trước đây họ không nghĩ rằng miệng của mình lại có mùi khó chịu như vậy? Vậy rất có thể đó là biểu hiện của sự bất thường nào đó trong cơ thể.
Mùi hôi miệng rất có thể là “cảnh báo” của 5 loại bệnh.
1. Vấn đề răng miệng
Nếu trước đó bạn không ăn một số thực phẩm dễ sinh mùi mà lại phát hiện miệng có mùi hôi, việc đầu tiên là hãy xem xét tới các vấn đề về răng miệng, như viêm nướu, viêm nha chu, loét miệng, v.v., hoặc tốt nhất là nên đến nha khoa để kiểm tra và tiến hành điều trị phù hợp.
2. Bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
Hôi miệng cũng có thể do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori. Nếu nó đi kèm với đầy bụng, ợ hơi, trào ngược axit, và các khó chịu khác, thì tốt nhất hãy đi kiểm tra xem bạn có bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori không. Bởi rất có thể, vi khuẩn này đã tồn tại trong các mảng bám răng sau khi miệng của bạn bị nhiễm trùng, điều này sẽ trực tiếp tạo ra một loại cacbua có mùi hôi làm hôi miệng.
3. Suy giảm chức năng gan
Gan là một cơ quan giải độc cho cơ thể. Nếu chức năng gan bị suy giảm, sẽ rất dễ khiến các chất độc trong cơ thể không kịp thời được đào thải ra ngoài, và khi đó tỷ lệ nitơ, urê và amoniac trong máu sẽ tăng lên. Khi Amoniac được bài xuất qua đường hô hấp sẽ dễ làm miệng có một mùi đặc biệt khó chịu.
4. Vấn đề về đường hô hấp trên
Khi hơi thở ra của bạn có mùi cá, mùi tanh hôi, nó có thể là một vấn đề của đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh. Chất nhầy tiết ra trong đường hô hấp chứa một loại protein, tồn tại trong cổ họng và gốc lưỡi. Sau khi các protein này bị phân giải, chúng sẽ dễ dàng tạo ra mùi tanh.
5. Bệnh tiểu đường
Hiện nay có rất nhiều người mắc phải chứng bệnh tiểu đường, và hầu như tất cả đều bị hôi miệng, hơi thở phát ra có mùi như táo thối.
Điều này chủ yếu là do khi lượng đường trong máu tăng, insulin của cơ thể lại không kịp thời bài tiết ra, cơ thể lúc này sẽ bắt đầu phân hủy chất béo, sinh ra mùi như táo thối.
Làm thế nào để cải thiện chứng hôi miệng?
1. Chăm chỉ đánh răng
Đánh răng là cách chúng ta trực tiếp làm sạch khoang miệng. Vì thế hãy kiên trì đánh răng mỗi ngày vào buổi sáng và tối, đồng thời đánh cả phần lưỡi để tránh dư lượng thức ăn còn lưu lại trong miệng.
2. Uống nhiều nước để thúc đẩy chức năng thải độc của ruột
Bình thường chúng uống nhiều nước là để bổ sung nước cho cơ thể, đồng thời thúc đẩy sự bài xuất những chất độc trong cơ thể đi ra ngoài, uống nhiều nước còn có thể kích thích đường ruột và thúc đẩy nhu động ruột.
Do đó đôi khi chứng hôi miệng có thể là do ăn một số thực phẩm khó tiêu, tích tụ trong đường tiêu hóa. Quá trình lên men của thức ăn tạo ra khí, gây hôi miệng. Vì vậy việc đảm bảo nhu động ruột trơn tru mỗi ngày, thì chứng hôi miệng có thể thuyên giảm rất nhiều.
3. Cố gắng chọn một số thực phẩm không có mùi nặng
Trong cuộc sống hàng ngày, một số người thích ăn các loại thực phẩm có mùi nặng như hẹ, tỏi, hành lá, v.v., Tuy nhiên việc thường ăn những thực phẩm này cũng dễ làm cho miệng có mùi lạ.
4. Thể dục vừa phải, cải thiện trao đổi chất
Tập thể dục có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột, tạo điều kiện bài tiết phân, cũng có thể thúc đẩy việc thải chất độc ra khỏi cơ thể qua đường mồ hôi, giảm thiểu tích tụ độc tố, từ đó giảm gánh nặng giải độc cho gan.
5. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường mà nói, dùng thuốc hạ đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ là cách hiệu quả nhất để kiểm soát lượng đường trong máu của họ. Nếu trong một thời gian dài mà lượng đường trong máu luôn ở mức cao, nó sẽ dễ dẫn tới các thương tổn ở mạch máu, thần kinh, đẩy nhanh sự xuất hiện và phát triển của các biến chứng.
Chúc Di (Theo Secret China)