Tinh Hoa

Mùa đông: Một số bệnh thường gặp và những mẹo chữa bệnh hiệu quả

Mùa đông thời tiết rất lạnh, nếu sức đề kháng yếu, chúng ta sẽ rất dễ nhiễm bệnh, việc phòng bệnh trong mùa đông là rất cần thiết. Vì vậy, chúng ta cần phải nắm được một số bệnh thường mắc trong mùa đông để chủ động phòng chống.

Phòng bệnh trong mùa đông. (Ảnh: Internet)

1. Bệnh cảm cúm

Cảm cúm khi trời trở lạnh. (Ảnh: Internet)

Cảm cúm là dịch bệnh thường xuất hiện vào thời điểm thời tiết chuyển mùa hoặc vào những ngày đông lạnh giá. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy, cơ thể chúng ta phản ứng không kịp, sức đề kháng yếu, tạo điều kiện cho vi-rút cúm xâm nhập. Bệnh này thường lây lan qua tuyến nước bọt, nước mũi / đờm của người bị bệnh.

Bệnh cảm cúm nặng thường có triệu chứng như đau đầu, ngạt mũi, sốt, đau họng nhẹ… Bạn cần tìm gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chữa trị kịp thời dứt điểm.

Uống nước ấm, tránh ăn đồ lạnh, tăng cường bổ sung các loại rau quả tươi có chứa vitamin C, ăn đủ bữa… là những điều cần lưu ý để phòng tránh căn bệnh này.

Một số mẹo nhỏ để giảm bệnh cảm cúm đơn giản:

Uống trà gừng nóng: Pha trà nóng với gừng cùng một ít đường nâu để làm cho cơ thể ấm lên trong những ngày cảm lạnh, và khắc phục triệu chứng nghẹt mũi, đau đầu, nhức người.

Ăn thêm nhiều gia vị: Trong mỗi bữa ăn, bạn nên ăn thêm gừng, ớt hay tỏi như một loại gia vị cho món ăn để giúp cơ thể tăng hệ miễn dịch và đào thải các chất độc hại cùng virus gây bệnh.

Ăn ít muối: Các thí nghiệm cho thấy rằng việc ăn ít lại muối có thể cải thiện lượng lysozyme trong nước bọt, bảo vệ miệng và tế bào biểu mô trong cổ họng bằng cách tiết ra nhiều chất để chống lại virus cúm. Do đó, khi cảm, chỉ nên ăn ít nhất 5 gram muối mỗi ngày.

2. Viêm họng

Viêm họng, căn bệnh phổ biến vào mùa đông. (Ảnh: Internet)

Viêm họng là căn bệnh phổ biến vào mùa đông và hầu hết bị gây ra do nhiễm virus. Một số bằng chứng chỉ ra rằng, sự thay đổi nhiệt độ, chẳng hạn như khi bạn đi từ một căn phòng ấm cúng ra ngoài trời lạnh giá, có thể gây viêm họng.

Một cách nhanh chóng và dễ thực hiện để chữa viêm họng là súc miệng bằng nước muối ấm. Hãy pha một thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả.

Một số mẹo nhỏ làm nhẹ cơn đau họng:

Nhai lá húng quế: Hãy lấy một vài búp lá húng quế và nhai chúng vào mỗi buổi sáng, buổi tối. Bạn cũng có thể uống trà húng quế nếu cảm thấy khó khăn khi nhai trực tiếp. Làm điều này trong vòng 3-4 ngày, chứng đau họng của bạn sẽ không còn.

Dùng nghệ: Lấy một nửa cốc nước nóng, thêm một ít muối vào, sau đó cho nửa thìa bột nghệ rồi khuấy đều và uống ngày một lần, liên tục trong 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm.

Dùng nước chanh tươi: Nhấp dần dần một cốc nước chanh nóng. Mỗi lần thực hiện đừng quên thao tác súc họng để có thể sát khuẩn tốt hơn cho cổ họng nhé! Hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa trong chanh tươi là “lưỡi dao” có thể “chém” chết vi khuẩn nhanh, đồng thời làm cổ họng hoạt động trơn tru hơn.

Súc miệng bằng nước muối loãng: Đây được coi là biện pháp đơn giản nhất nhưng lại thực sự hiệu quả để giảm ngay triệu chứng viêm họng, ho hay đau họng. Nước muối có thể giúp sát khuẩn vòm họng một cách tối đa. Nên thực hiện bước này ít nhất 3 lần mỗi ngày để đẩy lùi vi khuẩn một cách nhanh nhất. Bạn chỉ cần dùng 1 thìa muối sạch cho vào khoảng 250ml nước ấm, hòa tan rồi súc họng. Nhớ thao tác ngửa cổ để nước muối có thể tiếp cận sâu vào bên trong cổ họng, giữ một lúc rồi nhổ ra. Nếu được, bạn có thể nuốt một chút nước muối để nước muối có thể ngấm vào sâu hơn ở khu vực thành họng.

3. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng dễ mắc vào mùa lạnh. (Ảnh: Internet)

Mùa đông thường khiến cho niêm mạc mũi khô, và trở nên nhạy cảm hay dễ bị kích ứng với các tác nhân gây dị ứng như: không khí lạnh, khói bụi, hóa chất… Gây ra hay mắc viêm mũi dị ứng. Triệu chứng của bệnh bao gồm: ngứa mũi, đôi khi kèm theo ngứa mắt, tai hay vòm họng. Chảy nước mũi liên tục, nghẹt mũi. Đau họng, khàn giọng. Mũi mất khả năng ngửi. Bệnh nhân thường phải thở bằng miệng, nhất là khi ngủ, nên ngáy ngủ.

Tuy không nguy hiểm nhưng viêm mũi dị ứng khiến cho người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Nếu để lâu không điều trị, bệnh tiến triển đến viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm xoang…

Để phòng tránh cần: mặc ấm, khi ra đường nên đeo khẩu trang, vệ sinh nơi ở sạch sẽ. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày.

Một số mẹo nhỏ chữa viêm mũi dị ứng, không dùng thuốc:

Bấm huyệt: Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi ấn đẩy lên xuống hai huyệt nghinh hương (sát cạnh cánh mũi) làm cho hai lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít mạnh bên đó, thở ra đường miệng. Nếu hai lỗ mũi vẫn tắc dùng ngón trỏ và ngón tay cái cùng bên cầm đầu chót mũi lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hít mạnh cho đến khi thật thông thì thôi. Cuối cùng, dùng ngón tay cái để vào đầu mũi phía sát đường nhân trung môi trên bật ngược mũi lên 5-7 lần. Mỗi ngày làm 3-7 lần.

Dùng sáp ong rừng: Lấy 1 miếng sáp ong rừng nhai nát rồi nuốt nước bỏ bã, mỗi ngày 2 – 3 lần vừa giảm triệu chứng ho, đau họng vừa cải thiện căn bệnh viêm mũi dị ứng.

5. Dịch bệnh tiêu chảy cấp

Trời se lạnh là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn, kí sinh trùng, vi-rút xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. (Ảnh: Internet)

Trời se lạnh là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn, kí sinh trùng, vi-rút xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Trong đó tiêu chảy cấp là một dịch bệnh khá là nguy hiểm trong mùa đông, thường xảy ra ở trẻ em.

Bệnh tiêu chảy cấp là do các loại vi trùng tả, thương hàn hay các loại virus đường ruột như rotavirus xâm nhập vào cơ thể bằng đường miệng là chủ yếu,  tốc độ truyền nhiễm nhanh, dễ tạo thành dịch bệnh nguy hiểm.

Người bị tiêu chảy cấp thường có các triệu chứng như: nôn mửa, sau đó là đi ngoài nhiều lần, mất nước nhiều, có thể dễn đến trụy mạch thậm chí là tử vong nếu không kịp thời bổ sung nước cho cơ thể.

Bạn nên rửa tay trước khi ăn, tránh tập trung ăn uống nơi đông người, chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi,.. để phòng tránh dịch bệnh nguy hiểm này.

Một số mẹo nhỏ khi tiêu chảy cấp:

Uống trà hoa cúc: Một trong những biện pháp điều trị tiêu chảy một cách tự nhiên và hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua là trà hoa cúc vì trà này cực tốt trong việc chữa viêm đường ruột. Hơn nữa, trà hoa cúc cũng có đặc tính chống co thắt. Bạn có thể mua trà đóng gói và ngồi nhâm nhi một tách trà hoa cúc mỗi ngày.

Ăn việt quất: Quả việt quất được coi là thần dược trị được nhiều bệnh. Không có gì đáng ngạc nhiên khi quả việt quất có thể khắc phục bệnh tiêu chảy hiệu quả tại nhà. Trong quả việt quất có chứa chất anthocyanosides, có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tiêu chảy cực tốt.

Dùng trà vỏ cam: Trà vỏ cam là biện pháp khắc phục bệnh tiêu chảy nhanh chóng. Cho trà vỏ cam vào nồi và đổ một ít nước nóng. Hãy để nguội trong một vài phút trước khi thưởng thức tách trà thơm ngon này.

6. Bệnh sởi

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp. (Ảnh: Internet)

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do vi-rút sởi gây ra. Trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị nhiễm căn bệnh này nhất.

Bệnh sởi thường bùng phát dịch vào mùa đông – xuân và có tỷ lệ tỷ vọng cao ở trẻ em nếu không được kịp thời phát hiện và chữa trị dứt điểm.

Bên cạnh đó bệnh sởi thường đi kèm với các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, tiêu chảy, viêm tai giữa… Biểu hiện của bệnh này thường là sốt cao, phát ban, chảy nước mắt, nước mũi, viêm kết mạc…

Để tránh bị bệnh này, trẻ em cần được tiêm vắc xin phòng sởi và cần lưu ý chế độ ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo đầy đủ các vitamin và dưỡng chất cần thiết để tăng sức đề kháng.

7. Bệnh quai bị

Bệnh này còn có tên gọi khác là bệnh viêm tuyến mang tai truyền nhiễm thường xuất khi khi thời tiết bước sang mùa lạnh. (Ảnh: Internet)

Bệnh này còn có tên gọi khác là bệnh viêm tuyến mang tai truyền nhiễm thường xuất khi khi thời tiết bước sang mùa lạnh. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường hô hấp do vi-rút quay bị gây bệnh, hay tạo thành dịch xuất hiện chủ yếu ở thanh thiếu niên.

Bệnh tuy lành tính nhưng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn ở nam giới, viêm buồng trứng ở nữ giới, tăng nguy cơ bị bệnh vô sinh.

Triệu chứng của bệnh quai bị thường là sốt, đau họng, sưng quai hàm, tuyến mang tai sưng to… Khi bị quai bị người bệnh cần được cách li sớm và điều trị kịp thời để tránh bị những biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây nên.

Trên đây là những loại bệnh dịch bạn thường gặp phải vào mùa đông. Để tránh bị những bệnh truyền nhiễm này, bạn cần có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, đủ dưỡng chất, để cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, đề kháng được các loại vi-rút, vi khuẩn gây bệnh.

8. Bệnh về da

Vào mùa đông, trời lạnh khiến da giảm tiết mồ hôi, và chất bã, không khí hanh khô làm da bị mất nước nhiều hơn. (Nguồn: Internet)

Vào mùa đông, trời lạnh khiến da giảm tiết mồ hôi, và chất bã, không khí hanh khô làm da bị mất nước nhiều hơn. Da tay, chân có biểu hiện bị khô, nứt nẻ, bong vảy. Da bị nứt kèm theo triệu chứng ngứa từ lâm râm đến dữ dội, làm cho da bị trầy xước, chảy máu thậm chí có thể đóng vẩy sinh mủ.

Để bảo vệ da khỏi những triệu chứng này, nên uống nhiều nước, tránh tắm nước quá nóng, và nên dùng các loại sữa tắm, kem dưỡng có độ ẩm cao. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, nên đeo găng tay khi giặt đồ hoặc rửa bát.

9. Viêm đa khớp dạng thấp

Ở những người lớn tuổi, vào mùa đông hay gặp bệnh Viêm đa khớp dạng thấp. (Ảnh: Internet)

Ở những người lớn tuổi, vào mùa đông hay gặp bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Triệu chứng của bệnh là viêm các khớp bé trong cơ thể như: viên khớp cổ tay, khớp bàn tay, khớp đốt ngón tay, khớp cổ chân,… Nếu tiển triển bệnh kéo dài, có thể gây cứng khớp, khó cử động, dính khớp và mất dần chức năng vận động của khớp.

Do vậy, vào mùa đông, cần phải giữ ấm cơ thể và đặc biệt là chân tay. Khi ra ngoài trời lạnh nên đeo găng tay cẩn thận, trong trường hợp bệnh nặng lên phải đi khám bác sỹ chuyên khoa

10. Đau tim

Các cơn đau tim cũng phổ biến hơn vào mùa đông. (Ảnh: Internet)

Các cơn đau tim cũng phổ biến hơn vào mùa đông. Điều này có thể là do thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và gây nhiều áp lực hơn lên tim. Trái tim của bạn cũng phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt của cơ thể khi trời lạnh.

Cách phòng bệnh: Giữ ấm căn nhà của bạn, duy trì nhiệt độ phòng ở mức thấp nhất là 18 độ C và sử dụng bình nước nóng hoặc chăn điện để giữ ấm trên giường. Mặc ấm khi bạn đi ra ngoài và nhớ đội mũ, quàng khăn và đeo găng tay.

Chúc Di (t/h)