Tinh Hoa

Một số “tin nhắn” mà cơ thể gửi đến bạn: Khi nào thận bị ốm?

Cuộc sống bận rộn với những toan tính mưu sinh hằng ngày dễ làm chúng ta bỏ lỡ một số “tin nhắn” quan trọng mà cơ thể muốn thông báo. Giống như bất kì bộ phận cơ thể nào, khi thận bị “ốm” và làm việc không hiệu quả, nó sẽ gửi thông điệp ra ngoài để bạn nhận biết và tìm cách xử lý.

Vài tínhiệu báo hiệu thận đang có bệnh. (Ảnh: Internet)

Thận yếu là nói đến sự suy giảm chức năng của thận hay còn gọi là suy thận. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh khác như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ,…

Thận yếu thường diễn biến âm thầm nên có khi phát hiện được bệnh thì đã ở giai đoạn suy thận. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh thận yếu. Bệnh có thể hình thành từ nhiều tháng hoặc nhiều năm và gây nên những tổn thương cho thận. Nhưng thông thường là do ảnh hưởng của các bệnh lý liên quan làm tổn hại đến thận như bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh viêm nhiễm ở bàng quang, ung thư bàng quang,…

Một vài tín hiệu cho thấy thận của bạn đang báo động

1. Thay đổi thói quen tiểu tiện

Thận có trách nhiệm sản xuất nước tiểu và loại bỏ chất thải thông qua nó. Thay đổi tần số, mùi, màu sắc và sự xuất hiện của nước tiểu không nên bỏ qua. Các loại thay đổi thường gặp bao gồm:

– Tăng nhu cầu tiểu tiện, đặc biệt là vào ban đêm. Đi tiểu 4-10 lần trong ngày được coi là bình thường.

– Thấy máu trong nước tiểu. Thận khỏe mạnh lọc chất thải ra khỏi máu để sản xuất ra nước tiểu, nhưng nếu bộ lọc bị hỏng, các tế bào máu có thể bắt đầu “chảy ra ngoài” vào nước tiểu.

– Có bọt nước tiểu.

Tăng nhu cầu tiểu tiện, đặc biệt là vào ban đêm. Đi tiểu 4-10 lần trong ngày được coi là bình thường. (Ảnh: Internet)

2. Huyết áp cao

Hệ tuần hoàn và thận của bạn phụ thuộc vào nhau. Thận có các ống sinh niệu nhỏ để lọc chất thải và chất lỏng thừa từ máu. Nếu các mạch máu bị hư hỏng, ống sinh liệu lọc máu của bạn không nhận được đủ oxy và chất dinh dưỡng. Đó là lý do tại sao huyết áp cao là nguyên nhân đứng hàng thứ hai của suy thận.

Huyết áp cao có khả năng bị suy thận. (Ảnh: Internet)

Lời khuyên: Bạn cần biết cách kiểm soát tình trạng huyết áp cao để tránh bị suy thận. Hãy thêm thực phẩm giàu axit folic vào chế độ ăn uống vì nó tham gia sản xuất ra các tế bào hồng cầu và có thể giúp ngăn ngừa thiếu máu.

3. Mắt phồng lên

Một dấu hiệu sớm cho thấy hệ thống lọc thận của bạn bị hư hỏng là sự khởi đầu của protein trong nước tiểu, có thể dẫn đến sự sưng tấy quanh vùng mắt. Mệt mỏi quanh mắt của bạn có thể được giải thích bởi thực tế là thận của bạn đang bị rò rỉ một lượng lớn protein và phân phối nó trên khắp cơ thể chứ không chuyển vào nước tiểu.

Mắt bị sưng phồng. (Ảnh: Internet)

Lời khuyên: Nếu bạn chắc chắn cơ thể bạn đã nghỉ ngơi đầy đủ mà vẫn bị sưng tấy quanh mắt, hãy chắc chắn lên lịch hẹn gặp bác sĩ.

4. Đau lưng

Suy thận có thể dẫn đến đau lưng, thường đau sâu bên trong và nằm ngay dưới lồng ngực. Nó cũng có thể là cơn đau ở phía trước của vùng háng hoặc hông. Đau lưng và đau chân có thể là do u thận – những túi chứa đầy chất lỏng hình thành trên thận, và là kết quả của bệnh thận đa nang.

Suy thận có thể dẫn đến đau lưng. (Ảnh: Internet)

Lời khuyên: Đau lưng do suy thận đi kèm với cảm giác ốm, nôn mửa, nhiệt độ cơ thể cao và đi tiểu thường xuyên. Nếu bạn bị đau lưng kéo dài và dùng thuốc giảm đau không có hiệu quả thì hãy đi gặp bác sĩ.

5. Sưng mắt cá chân, bàn chân và bàn tay

Khi thận bị suy giảm chức năng, nó sẽ không thể loại bỏ bất kỳ chất lỏng nào từ cơ thể. Điều này dẫn đến việc duy trì natri gây sưng ở mắt cá chân, bàn chân và bàn tay. Sưng vùng thân dưới của cơ thể cũng có thể báo hiệu bệnh tim và gan hoặc các vấn đề tĩnh mạch chân.

Sưng mắt cá chân, bàn chân và bàn tay. (Ảnh: Internet)

Cảnh báo: Đôi khi dùng thuốc, giảm lượng muối và loại bỏ lượng chất dư thừa trong cơ thể có thể ngăn chặn tình trạng sưng. Nếu làm như vậy không có tác dụng thì bạn cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

6. Khó thở

Những người bị bệnh thận thường thở ngắn là bởi 2 nguyên nhân. Thứ nhất, thêm chất lỏng trong cơ thể di chuyển vào phổi khi thận không hoạt động bình thường. Thứ hai, thiếu máu làm mất đi dưỡng khí oxy và điều này dẫn đến hơi thở ngắn.

Những người bị bệnh thận thường thở ngắn. (Ảnh: Internet)

Cảnh báo: Có nhiều lý do khác nhau khiến bạn thở ngắn, từ suy thận đến hen suyễn và ung thư phổi hoặc suy tim. Nếu bạn nhận thấy mình đang thở hổn hển dù không làm gì nặng nhọc thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe.

7. Hơi thở hôi và có mùi kim loại

Khi chất thải tích tụ trong máu, nó sẽ làm thay đổi khẩu vị thức ăn và để lại hương vị kim loại trong miệng. Hơi thở là một dấu hiệu khác cho thấy có quá nhiều chất độc và chất ô nhiễm trong máu. Hơn nữa, có thể bạn sẽ trải qua cảm giác chán ăn, nhất là ăn thịt, điều này có thể dẫn tới việc giảm cân không bình thường.

Có hơi thở hôi và mùi vị kim loại. (Ảnh: Internet)

Cảnh báo: Có nhiều lý do tại sao khi ăn bạn cảm thấy thực phẩm có thể có mùi vị kim loại. Thông thường, mùi kim loại trong miệng của bạn sẽ biến mất nếu được điều trị đúng nguyên nhân. Nếu tiếp tục xuất hiện, bạn nên liên hệ với bác sĩ.

8. Da bị khô và ngứa

Thận khỏe mạnh làm công việc to lớn là loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa trong máu, giúp sản xuất ra các tế bào hồng cầu và duy trì lượng chất khoáng thích hợp trong cơ thể. Da ngứa và khô da báo hiệu sự “thất bại” của thận trong việc duy trì sự cân bằng giữa khoáng chất và chất dinh dưỡng có thể dẫn đến bệnh xương và thận.

Da khô và ngứa. (Ảnh: Internet)

Cảnh báo: Nếu bạn có làn da khô và ngứa, hãy cố gắng giữ nước trong cơ thể tốt hơn. Nên nhớ, trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào để trị ngứa, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ. Một số loại thuốc có thành phần có thể làm hỏng chức năng thận nhanh hơn.

9. Nhức đầu, mệt mỏi và suy nhược cơ thể

Khi thận khỏe mạnh, nó sẽ thực hiện chức năng chuyển đổi Vitamin D trong cơ thể để duy trì xương chắc khỏe và tạo ra một hormone được gọi là Erythropoietin (EPO). Hormone này đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất hồng cầu. Khi thận hoạt động không bình thường, lượng EPO được sản xuất ra ít hơn. Sự suy giảm hồng cầu (những tế bào mang oxy) dẫn đến sự mệt mỏi nhanh chóng của cơ bắp và não bộ.

Nhức đầu, mệt mỏi và suy nhược cơ thể. (Ảnh: Internet)

Cảnh báo: Thông thường, người bị bệnh thận mãn tính thường bị thiếu máu. Thiếu máu có thể bắt đầu tiến triển khi chỉ còn 20-50% chức năng thận bình thường. Nếu bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi và ngủ, nhưng tiếp tục trải qua cảm giác mệt mỏi, mức năng lượng thấp bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe.

10. Rắc rối khi ngủ

Khi thận của bạn không hoạt động bình thường có nghĩa là chất độc không thể thoát ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu và vẫn còn trong máu. Mức chất độc tăng lên khiến bạn khó ngủ. Đó là lý do tại sao khi ngủ ít hơn, bạn sẽ làm tăng khả năng suy giảm chức năng thận.

Người bị bệnh thận mãn tính thường bị ngưng thở khi ngủ. (Ảnh: Internet)

Cảnh báo: Người bị bệnh thận mãn tính thường bị ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là rối loạn gây ra một hoặc nhiều lần bị ngưng thở khi đang ngủ. Những lần ngưng thở này có thể kéo dài từ vài giây đến một phút. Sau mỗi lần ngưng thở, hô hấp trở lại bình thường với một tiếng thở hổn hển. Vậy nên, nếu gặp hiện tượng ngáy ngủ liên tục thì đã đến lúc bạn cần gặp bác sĩ.

Làm gì để phòng tránh bệnh về thận

Uống đủ nước mỗi ngày

Nước có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của thận, vì thế người bệnh thận yếu nên đảm bảo cung cấp  đầy đủ lượng nước cần thiết. Mỗi ngày, bạn có thể uống từ 2 – 2,5  lít nước cho cơ thể. Nước sẽ  giúp loại bỏ chất thải và độc tố, giảm áp lực hoạt động cho thận. Tuy nhiên, bạn nên nhớ trong khoảng thời gian từ 9 – 10h  đêm trở đi không nên uống nhiều nước, vì sẽ làm cho thận hoạt động mệt hơn.

Uống đủ nước mỗi ngày. (Ảnh: Internet)

Không nhịn đi tiểu khi có nhu cầu

Nhiều người có thói quen nhịn khi có nhu cầu đi tiểu. Việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến thận và cơ quan tiết niệu. Làm vậy sẽ gây cho bàng quang căng tức và gây áp lực cho thận nhiều hơn. Do đó, người bệnh tuyệt đối không nên nhịn đi tiểu để tránh các bệnh khác có liên quan như sỏi thận.

Tuyệt đối không nên nhịn đi tiểu để tránh các bệnh khác có liên quan như sỏi thận. (Ảnh: Internet)

Chế độ ăn uống hợp lý

Việc bổ sung thêm thực phẩm dinh dưỡng sẽ giúp tình trạng thận khỏe mạnh hơn. Một số thực phẩm tốt cho thận đó là:

+ Lòng trắng trứng: Với những người bị thận yếu thì lòng trắng trứng là một lựa chọn tốt. Vì trong nó chứa ít chất gây hại cho thận.

+ Vitamin K: Việc tăng cường vitamin K có trong các loại trái cây có màu tối hay sẫm màu sẽ giúp máu lưu thông máu tới thận tốt hơn.

+ Hạt mè đen: Đây là thực phẩm có khả năng giúp thêm năng lượng cho thận hoạt động tốt và ổn định hơn. Đây cũng là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho cơ thể.

 

Chế độ ăn uống hợp lý. (Ảnh: Internet)

+ Tăng cường các bài tập như yoga, duỗi chân, đi bộ nhẹ nhàng,… để tăng cường chức năng thận.

+ Tránh ăn các thức ăn giàu kali, photpho: “Công việc” của thận là duy trì đúng lượng kali và phốt pho trong máu, loại bỏ kali và phốt pho dư thừa. Nếu thận yếu, việc loại bỏ phốt pho và kali thừa sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, hạn chế các loại thực phẩm chứa hai chất này chính là cách tốt nhất để giảm tải “công việc” cho thận.

 

Nói không với bia rựu và các chất kích thích. (Ảnh: Internet)

Đặc biệt, tuyệt đối không uống rượu bia, các chất kích thích, không hút thuốc lá,…

Thận yếu là nguyên hàng đầu dẫn đến nhiều biến chứng liên quan đến sinh lý, đặc biệt ở nam giới. Trong trường hợp người bệnh sau khi áp dụng những phương pháp trên mà tình trạng bệnh không có tiến triển hoặc xuất hiện một số bệnh liên quan khác, bệnh nhân cần đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng.

Chúc Di (t/h)