Vũ Hán đã đóng cửa thành phố hơn 40 ngày, khi Tập Cận Bình đến thăm Vũ Hán vào ngày 10/3, nhiều người đã giăng biểu ngữ: “Chúng tôi muốn ăn thịt”. Có một cặp vợ chồng già ở Vũ Hán nói rằng, mong ước nhỏ nhoi của họ trước khi chết là có thể được ăn một miếng thịt lợn.
Theo người dân Vũ Hán, sau khi thành phố Vũ Hán đóng cửa, tất cả người dân trong các khu dân cư phải mua nhu yếu phẩm hàng ngày theo nhóm, hơn nữa siêu thị cũng chỉ cho mua hàng theo nhóm, không cho mua nhỏ lẻ, chỉ có 20 đại diện mua hàng theo nhóm xếp hàng đầu tiên có thể mua thịt đông lạnh.
Ngày 11/3, Vũ Hán đã bị đóng cửa gần 50 ngày và nhiều người dân than khóc trên Internet vào giữa tháng 2 rằng, lương thực thực phẩm trong nhà đã hết rồi, chứ đừng nói gì đến việc ăn thịt.
Mới đây, một người lấy tên là “Lục đồng học” trong khu dân cư ở Vũ Hán đã kể một câu chuyện bi thảm về một cặp vợ chồng Vũ Hán 80 tuổi, bị “nhốt” trong nhà khi dịch bệnh bùng phát.
Vào ngày 12/2, “Lục đồng học” đã đến từng hộ gia đình để kiểm tra như thường lệ. Trên đường đi, gặp một cặp vợ chồng già đang nắm tay nhau, “Lục đồng học” hỏi họ có cần xách hộ đồ ăn không. Vào thời điểm đó, các cư xá ở Vũ Hán chưa hoàn toàn đóng cửa, một vài người vẫn tiếp tục đeo khẩu trang để ra ngoài mua thức ăn ở gần đó.
Sau lần đó, anh và cặp vợ chồng già trở nên thân thiết. Bà lão họ Trần, còn ông lão họ Vương. Bà Trần nói với “Lục đồng học” rằng bà đã kết hôn với chồng được 61 năm, chồng bà phát hiện mắc bệnh ung thư đã một năm nay, hơn nữa còn mắc chứng mất trí nhớ của người già.
Sau này khi các cư xá đã hoàn toàn đóng cửa. Vì quá bận rộn, “Lục đồng học” cũng quên mất việc đến thăm hỏi cặp vợ chồng già.
Vào ngày 3/3, bà Trần gọi điện và nói rằng tình trạng của ông Vương gần đây đã trở nên càng ngày càng tồi tệ hơn, hy vọng “Lục đồng học” có thể mang chút thức ăn đến đây. Bà Trần hơi bối rối khi nói: “Bác không biết cách lên mạng Internet, cũng không có Wechat nên không biết làm thế nào để mua thức ăn”.
Ngày hôm sau, “Lục đồng học” mang theo đồ ăn đến nhà bà Trần. Ông Vương đang nằm trên giường và trông rất yếu ớt. Bà Trần nói, bệnh ung thư giai đoạn cuối của ông Vương không còn hy vọng gì nữa. Vì dịch bệnh, hóa trị cũng bị gián đoạn trong hơn một tháng, đến bệnh viện cũng chẳng biết làm thế nào?
Video: Khi Tập Cận Bình đến thăm Vũ Hán vào ngày 10/3, một số cư dân đã giăng biểu ngữ: “Chúng tôi muốn ăn thịt”
习近平视察武汉 市民打横幅:我们要吃肉
视频内容大致为:“看他敢不敢来看了,跑了,跑了,不敢看,不敢,就这里,就这里,让他们来看,来来,让他们看到我们的旗子看看,来来,都来都来,举高点,举高点, 老百姓都来,老百姓都来, 都来,都来,我们要吃肉,我们要吃肉,举高些,举高些!” pic.twitter.com/5LHXcusMLq
— Selina (@Selinacolchest) March 10, 2020
“Lục đồng học” hỏi bà Trần có việc gì bà cần anh giúp không. Lúc này, ông Vương mơ màng nói: “Bác muốn ăn một miếng thịt lợn”. Lúc đó, “Lục đồng học” thấy sống mũi mình cay cay.
Bà Trần cho biết, kể từ khi thành phố đóng cửa, giá rau và thịt đắt đỏ hơn (thời gian trước, giá thịt lợn đều là 70 nhân dân tệ nửa kg) mà nguồn cung cấp ngày càng khan hiếm, cả hai đã không được ăn thịt trong một thời gian dài. Sau đó, cư xá cũng bị đóng cửa, cặp vợ chồng già này hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài, họ cũng không biết làm cách nào để mua thức ăn.
“Lục đồng học” hỏi: “Ba người con trai của bác ở đâu? Thực ra thì họ có thể đặt rau và thịt qua mạng rồi gửi qua đây”.
Bà Trần nói: “Các con trai của bác không quan tâm…”
“Lục đồng học” đã liên lạc với ba người con trai của bà Trần. Người con trai lớn nói rằng chính anh ta còn không có thịt lợn ăn, làm sao giúp được. Người con trai thứ hai không trả lời điện thoại. Người con trai út nói anh ta sống ở Thượng Hải nên không biết mua đồ ở Vũ Hán.
Nhìn bộ dạng buồn bã của bà Trần, “Lục đồng học” nói: “Con sẽ mua thịt lợn cho bác”.
Sáng hôm sau, “Lục đồng học” mang thịt lợn đến nhà bà Trần vào sáng sớm. Chiều hôm đó, bà Trần gọi điện nói, ông Vương vừa qua đời, buổi trưa ông ăn một miếng thịt lợn bà kho rồi nói: “Thật ngon”.
Dù đang cầm điện thoại nói chuyện nhưng “Lục đồng học” nói khi đó anh cũng không kìm được mà rơi nước mắt. Anh gọi xe của nhà tang lễ đưa ông Vương về nơi an nghỉ cuối cùng.
Bà Trần đứng bần thần ở đó nhìn trân trân vào chiếc xe tang, nhưng bà không gào khóc. Bà lấy ra một chiếc điện thoại thông minh cũ kĩ, trong đó có lưu vài tấm ảnh. Bà mở album ảnh và nói rằng hai năm trước, “đội khiêu vũ của bác có 23 ‘bà cô’, chỉ trong tháng này, bác nghe nói rằng có 3 người đã qua đời”.
“Lục đồng học” nghe mà chỉ biết lặng đi. Mùa xuân này, nhiều người ở Vũ Hán đã mất cha mẹ.
Trong trận đại dịch này, không ai là người may mắn. Mỗi công dân đều là một nạn nhân với các mức độ khác nhau. Trong số đó, người già chịu nhiều đau khổ nhất.
Vì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu tin tức, khiến đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, một số lượng lớn người bị nhiễm bệnh và chết, nhiều gia đình nhà tan cửa nát, liên tục có người nhảy lầu, treo cổ và thậm chí bị đánh trong khi đi vào khu vực phong tỏa, thảm họa nhân đạo liên tục xảy ra.
Vào tối ngày 4/3, nhiều cư dân mạng đăng video trên Twitter nói, lại có người nhảy lầu tự tử, một cặp mẹ con ở Hồ Bắc! Trong video thấy cảnh một người phụ nữ ngồi bên cạnh đang khóc rất to, tiếng khóc vang vọng khắp khu phố, khung cảnh bao trùm như địa ngục!
Video: 2 mẹ con ở Hồ Bắc nhảy lầu tự tử (cảnh trong video có thể gây sốc)
又跳楼死了俩,一对母子,湖北话!活人的哭声在小区里回荡,犹似地狱! pic.twitter.com/l4PzA5rKbz
— 财经冷眼 (@charles984681) March 4, 2020
Vào ngày 3/3, trên mạng lan truyền video về 2 cụ bà góa phụ dắt tay nhau cùng nhảy lầu, bởi vì chính quyền đóng cửa khu dân cư nên không có thức ăn.
Vào ngày 1/3, một số cư dân mạng ở Vũ Hán cũng bình luận: “Trong khu phố của tôi lại có một ông lão nhảy lầu… tổng cộng đã có hai người già đã nhảy lầu rồi!”.
Vào ngày 28/2, có cư dân mạng nói: “Chà, khi tôi ngủ thiếp đi, tôi nghe thấy một tiếng động lớn và ngay lập tức tỉnh dậy. Tôi đọc qua nhiều tin tức người già ở Vũ Hán nhảy lầu trên Weibo, nên mỗi lần nghe tiếng kêu thất thanh là tôi lại cảm thấy sắp có người chết”.
Mặc dù ĐCSTQ sản tuyên bố rằng tình hình dịch bệnh đã giảm thiểu, nhưng nhiều cư xá bị phong tỏa, và thảm kịch vẫn đang xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi.
Minh Huy (Theo NTDTV)