Nhờ theo dõi chi tiết hoàng loạt phim “bom tấn” Star Trek, cô bạn Michelle Kunimoto, 22 tuổi, sinh viên trường Đại học Columbia (UBC) bắt đầu có những mối quan tâm đặc biệt đến những hành tinh xa xôi.
“Tớ muốn trở thành một Trekkie” (Trekkie là từ dùng để chỉ các fan của Star Trek).
Khoa học viễn tưởng là tia sáng đầu tiên nhen nhóm trong Kunimoto tình yêu đối với Thiên văn học.
Ngoài các kiến thức từ môn Thiên văn học năm lớp 9, sự quan tâm của Kunimoto đối với các hành tinh xa xôi được dấy lên từ khi bố cô giới thiệu với cô bộ phim Star Trek.
Là 1 phần trong các môn học của mình, trong nhiều tháng Kunimoto phân tích hơn 400 mẫu dữ liệu trong chương trình sứ mệnh Kepler của NASA.
“Tớ đã nhận thấy những đường cong ánh sáng từ kính thiên văn Kepler, điều mà các nhà khoa học đã bỏ qua”. Bằng cách tìm kiếm bằng chứng của các đường vượt qua trong dữ liệu – sự nhấp nháy trong ánh sáng ngôi sao đã gợi ý cho Kunimoto về 1 hành tinh đi qua phía trước mặt của nó, cô nhận thấy dấu hiệu có hành tinh đã bị bỏ qua.
Từ kính thiên văn không gian Kepler cô đã phát hiện ra 4 hành tinh bên ngoài mà trước đây chúng ta chưa từng biết (những hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta). Ngạc nhiên hơn nữa là trong 4 hành tinh được phát hiện có cả “sao Hải Vương ấm” có kết cấu như 1 vệ tinh và có thể trên đó có sự sống.
“Hai trong số đó có kích thước bằng Trái Đất. Một có kích thước bằng sao Thủy, và hành tinh còn lại có kích thước bằng sao Hải Vương có quỹ đạo 637 ngày. Đây là hành tinh làm tớ phấn khích nhất bởi nhiệt độ của nó, dựa trên tính toán của tớ thì thực sự nằm trong khoảng giữa điểm đóng băng và điểm sôi của nước, cho nên có thể có chất lỏng trên bề mặt hành tinh này. Điều đó có nghĩa là có thể có dấu hiệu của sự sống”.
Kunimoto nói, hành tinh này có quá nhiều khí để xuất hiện sự sống hay tìm thấy nguồn nước, nhưng nếu có vệ tinh quay quanh chúng thì có thể xuất hiện bầu khí quyển hỗ trợ sự sống.
Hiện tại, không 1 vũng nước nào có thể tồn tại trên hành tinh băng đá khổng lồ như sao Hải Vương, đó là hành tinh xa nhất trong hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, 1 hành tinh như thế này chúng ta có thể hình dung như 1 vệ tinh, kiểu như Pandora trong Avatar.
“Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ những hành tinh băng khổng lồ như sao Hải Vương và sao Thiên Vương là những hành tinh có thể xuất hiện sự sống”, Jaymie Matthews – Giáo sư Vật lý và Thiên văn học tại UBC đồng thời là người giám sát Kunimoto cho biết. Đây không phải là hành tinh băng nhỏ giống như Trái Đất, nơi hồ và đại dương có thể hình thành. “Sao Hải Vương là 1 hành tinh khổng lồ với rất nhiều hydro lạnh, metan đóng băng, amoniac; đây không phải là hành tinh mà bạn có thể hạ cánh”.
“Nếu trong quá khứ, Neil Armstrong cố gắng đặt chân lên bề mặt của sao Hải Vương”, Matthews nói tiếp, “đó có thể là bước nhảy vọt khổng lồ cho nhân loại vì ông ấy sẽ bị nhấn chìm trong các đám mây bụi và bị nghiền nát bởi áp lực”.
Vì vậy, có lẽ sẽ không có sự sống trên “sao Hải Vương nóng” mà Kunimoto tìm thấy, ít nhất, không có sự sống như chúng ta biết. “Tuy nhiên, trong hệ Mặt trời của chúng ta”. Matthews nói: “sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương đều có vệ tinh bao quanh. Chúng giống như hệ Mặt trời thu nhỏ”.
“Một vài vệ tinh đã được đề xuất nghiên cứu là nơi có tồn tại sự sống, ví dụ như Enceladus – vệ tinh thứ 6 của sao Thổ hoặc Titan, nơi có metan lỏng và bề mặt khí quyển dày”.
“Chúng tôi vẫn chưa phát hiện bất kỳ vệ tinh nào xung quanh những hành tinh bên ngoài hệ Mặt Trời”, Matthews – cố vấn trong chương trình Sứ mệnh Kepler của NASA. “Chúng tôi sẽ làm. Chúng tôi đang bắt đầu bằng những dấu hiệu nhạy cảm trước. Việc tìm kiếm các hành tinh xa như ‘sao Hải Vương nóng’ là 1 khởi đầu”.
Các phát hiện của Kunimoto hiện đang được các báo thiên văn xét duyệt. Và cô vẫn tiếp tục việc học của mình.
Kunimoto chia sẻ, “Học về thiên văn là nuôi dưỡng động lực cho nhân loại, luôn muốn tìm tòi và khám phá”.
Theo Huffingtonpost/Motherboard.vice