Cha mẹ nào cũng từng có lần xảy ra mâu thuẫn với con cái. Đây hoàn toàn là điều bình thường và dễ hiểu. Tuy nhiên, có một vài cuộc mâu thuẫn có thể gay gắt đến mức, chúng sẽ in hằn những vết sẹo trong tâm trí của trẻ. Tệ hơn, chính chúng ta lại là những người sai trong các tình huống này.
Thông thường sau những cuộc tranh cãi với con cái, giữa cha mẹ và con thường sẽ vô tình xảy ra một khoảng cách nhất định.
Con chúng ta có thể sẽ không hành xử giống như trước kia với cha mẹ nữa. Thời gian dần trôi đi, nếu mâu thuẫn này mãi không được giải quyết, thì thái độ của chúng sẽ thay đổi hoàn toàn, trẻ sẽ trở nên căm ghét cha mẹ, trước khi cha mẹ kịp phát hiện ra điều này.
Do đó, nếu xảy ra những cuộc xích mích căng thẳng với trẻ, mà sai lầm nằm ở phía chúng ta. Thì đây sẽ là những biện pháp hữu dụng để hàn gắn lại mối quan hệ.
1. Thấu hiểu góc nhìn của con
Trước hết, cha mẹ hãy cố gắng tìm hiểu lý do xảy ra xung đột dưới góc nhìn của con cái. Chẳng hạn, nhiều phụ huynh thường cấm con không được ra khỏi nhà sau 7 giờ tối. Tuy nhiên, có thể chúng muốn đến nhà bạn để chơi điện tử hơn là ở trong nhà buồn chán.
Việc cha mẹ đặt ra giờ giới nghiêm, có thể sẽ khiến xảy ra mâu thuẫn. Con cái chúng ta khả năng sẽ nghĩ rằng, cha mẹ đang muốn giam cầm chúng và không để chúng tự do.
Tới đây cha mẹ có thể suy nghĩ xem, liệu việc một đứa trẻ xin phép có chút thời gian để chơi với bạn, có phải là một vấn đề nghiêm trọng không?
Thực tế thì không hề chút nào, có thể chúng ta muốn đặt ra khung giờ giới nghiêm là 7 giờ tối, với nhiều mục đích tốt là bảo vệ con mình, hoặc cũng có thể chúng ta không rảnh để đi đón con về vào tối muộn.
Tuy nhiên, với góc nhìn của con trẻ, chúng nhận thấy mình chỉ đang ở lì trong nhà và không để làm gì hết.
Vậy hãy thử giao kèo với con xem, cho phép chúng có một buổi chơi ở nhà bạn tới 9 giờ tối 1 lần mỗi tuần. Điều này khiến trẻ nhận thấy bạn đang có thái độ hợp tác, từ đó giúp ngăn chặn được tâm lý đối kháng về lâu dài với bạn.
2. Chủ động xin lỗi
Nếu cha mẹ nhận ra mình đã làm sai, có thể chủ động xin lỗi con, đừng nên chần chừ việc này. Cũng đừng bao giờ nghĩ rằng, bạn là người lớn nên có quyền làm mọi thứ, rồi tự bỏ qua chẳng một chút mảy may gì đến. Đây là tư tưởng tồi tệ nhất trong việc nuôi dạy con trẻ.
Khi trẻ biết bạn rõ ràng là người sai, nhưng lại không thừa nhận điều đó, về sau chúng cũng sẽ không bao giờ tin tưởng bạn nữa, bởi bạn đã dối trá thẳng thừng ngay trước mặt chúng.
Việc chủ động xin lỗi vì sai lầm của mình, sẽ đặt ra một tiền lệ giúp trẻ nhận thức được rằng, việc xin lỗi là điều cần thiết, không cần biết ai đã làm sai đều cần phải nói lời xin lỗi.
Điều này cũng giúp duy trì được niềm tin của trẻ đối với chúng ta. Trên thực tế, trẻ còn có thể tự học được đức tính thật thà từ bạn đấy.
3. Kiên nhẫn với trẻ
Nên nhớ rằng, chúng ta cần phải kiên nhẫn với trẻ sau mỗi cuộc xung đột.
Theo Imperfect Families: “Khi bạn đang cố sửa chữa sai lầm, đừng nên thực hiện chúng một cách ép buộc. Một ngày nào đó, bạn sẽ nhận ra những nỗ lực đó chẳng đem lại khác biệt gì cả.
Trẻ khả năng sẽ nghi ngờ trước hành động của bạn và tự hỏi liệu bạn có kiên định hay không. Trên hết, trẻ muốn thấy rằng, bạn có thực sự yêu thương, trân trọng chúng và mối quan hệ giữa cả hai.
Việc cố gắng hàn gắn lại với trẻ không phải là không đem lại hiệu quả, mà nó cần thời gian để phát huy tác dụng”.
4. Cùng trẻ làm một điều gì đó
Một vài đứa trẻ có thể sẽ trở nên vô cùng cáu giận với chúng ta. Tuy nhiên, trẻ có thể nguôi ngoai và trở nên tích cực hơn nếu ta làm một điều gì đó cùng với chúng.
Có thể con bạn thích xem phim của Marvel mà tuần này lại có một bộ phim mới của hãng ra mắt chẳng hạn. Nếu vậy, hãy dẫn chúng đi xem phim. Hoặc bạn có thể cùng gia đình làm một chuyến du lịch đến một nơi thư thái, yên bình vào cuối tuần.
Việc dành ra khoảng thời gian quý giá với trẻ sẽ giúp tạo nên những ký ức tươi đẹp, loại bỏ những điều không tốt trong mối quan hệ.
Chúc Di