Tinh Hoa

“Mặt xấu” của những chuyến du xuân

Đầu năm mới, có rất nhiều lễ hội diễn ra trên khắp cả nước. Du khách thập phương tìm về để có những khoảng thời gian thư giãn, thăm thú cảnh đẹp hay đi cầu may cho năm mới mạnh khỏe, an lành. Nhưng đằng sau đó là còn rất nhiều “mặt xấu” mà khó có thể lường hết được của những chuyến du xuân.

Mặc dù đi lễ đầu năm để cầu sức khỏe nhưng không ít người đến lại mang bệnh vào người. Thời tiết nóng bức cộng với lượng người quá đông, một gia đình nhìn bơ phờ sau khi leo chùa, làm lễ.

Mang theo trẻ con đến những nơi đông đúc là việc không nên làm với những bậc cha mẹ. Ngoài việc không đảm bảo sức khỏe, còn rất nhiều em bị lạc khỏi người thân.

Cảnh tượng ngồi vạ vật thế này không hiếm gặp ở những nơi lễ hội.

Mặc dù có biển thông báo không dẫm lên tượng, không xoa vào tượng nhưng những bậc phụ huynh vẫn cho con em mình trèo lên gây mất mỹ quan.

Trẻ em vô tư trèo lên đầu cụ Rùa.

Những bậc phụ huynh còn vô tư bế con đặt lên tượng rồi chụp hình.

Hay ngay cả người lớn cũng không ý thức được việc làm sai trái đó mà cũng ngồi lên mình Cụ Rùa. Liệu rằng với những việc làm như thế, họ đã đủ thành tâm để cầu may mắn nơi của Phật.

Một việc làm đáng lên án hơn nữa là việc khắc tên vào tượng của những bạn trẻ.

Những chữ ký như thế này là việc làm thiếu văn hóa, gây hại đến tài sản của chùa cũng như thể hiện cái nhìn thiếu hiểu biết không hiểu rõ mục đích đến lễ hội của nhiều người.

Tình trạng nhét tiền lẻ vào tượng Phật xuất hiện tràn lan, công khai mà vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Rác thải vứt bừa bãi là vấn đề muôn thuở và nghiêm trọng ở những khu di tích. Rác bày bừa rất nhiều ở khắp nơi do ý thức trách nhiệm của người dân không cao.

Việc kinh doanh tràn lan cũng là vấn nạn cần được giải quyết ngay ở những khu lễ hội, di tích. Chính những người buôn bán hàng ăn vặt, chai nước… rái rác khắp nơi, tự ý tăng giá cao là tác nhân dẫn đến “mặt xấu” không đáng có của những chuyến du xuân.

Theo Lao Động