Những người dân ở quần đảo Tolelau, New Zealand trong năm qua thực tế đã chuyển sang dùng hoàn toàn năng lượng thay thế từ Mặt trời và dầu dừa.
TIN LIÊN QUAN
Trang Pravda của Nga cho hay, theo tính toán của các chuyên gia, vào giữa năm sau, năng lượng mặt trời sẽ hiếm 93% sản lượng điện của Tokelau, phần còn lại trong nhu cầu năng lượng, dầu dừa đảm nhiệm. Tokelau gồm ba hòn đảo nhỏ, với khoảng 1.500 người sinh sống. Đảo cao 5 mét so với mặt biển, địa hình bằng phẳng nên rất dễ bố trí các nhà máy điện dùng pin mặt trời tại những địa điểm thuận lợi nhất. Dừa thì bạt ngàn, cung cấp cho cả nước New Zealand mà vẫn dư thừa để xuất sang các nước khác. Hiện nay, mỗi hòn đảo tiêu thụ 200kg nhiên liệu một ngày, bao gồm dầu hỏa, xăng, khí thiên nhiên từ New Zealand đưa sang. Số lượng đó không nhiều vì dân trên đảo còn nghèo. Gần đây với việ Trái đất nóng lên, người dân rất sợ đảo sẽ bị chìm dưới nước biển (và sự thật là mứ nướ biển đang tăng dần) nên, họ đồng ý để tiến hành những thí nghiệm nhằm mục đích xây dựng một mô hình về năng lượng. Một tù trưởng của một hòn đảo là Foya Toloa cam kết từ đầu năm 2012 trên đảo của ông sẽ chỉ dùng xăng để hạy ô tô và tàu thủy, còn các nhu cầu khác về năng lượng sẽ do mặt trời và dầu dừa đáp ứng. Sau đó ô tô cũng sẽ dùng nhiên liệu từ dầu dừa. Trên đảo hiện đang lắp các pin mặt trời (theo tính toán của Christopher Dee, trường Đại học Sydney, đảo chỉ cần bỏ ra 200 mét vuông là đủ để nhận năng lượng từ mặt trời, một diện tích không đáng kể) và ăcquy để tích điện vào ban ngày. Khi trời bị mây mù hoặc nhu cầu điện lên cao thì nguồn năng lượng bổ sung sẽ là máy phát chạy bằng chính dầu dừa. Về nguồn dầu dừa thì mỗi hòn đảo chỉ ần 20-30 lít dầu mỗi ngày lấy từ 200 quả dừa là đủ. Trong khi đó, đảo nào thuộc Tokelau cũng là thiên đường của dừa. Tuy nhiên, Tokelau không phải quần đảo đầu tiên dựa hẳn vào nguyên liệu tái sinh. Năm 2007, người dân trên đảo Samse của Đan Mạh đã chuyển sang dùng hoàn toàn năng lượng gió và nhiên liệu sinh học. Chỉ còn vài chiếc máy phát điện chạy bằng dầu hỏa. Dự án này thực hiện trong 10 năm, chi phí khoảng 80 triệu đôla. Việc chuyển sang năng lượng gió lúc đầu không ít khó khăn, vì người Đan Mạch không tin rằng có thể thực hiện được. Đảo Samse có 4.000 dân đa số là nông dân rất bảo thủ. Song hiện nay mọi người đều rất tự hào vì mình đã tự chủ được nguồn năng lượng. Đảo hiện có 21 tuabin gió, 11 ngoài biển và 10 ở trên bờ cung ấp 100 triệu kilowatt giờ mỗi năm tương đương với năng lượng do 690.000 gallon dầu cung cấp. Sinh khối dùng trên đảo là rơm và các phế liệu nông nghiệp sử dụng trong 3 nhà máy để đun nước nóng cho toàn đảo. Năng lượng gió không những bảo đảm cho toàn dân trên đảo và khách du lịch (luôn rất đông) mà còn dành được 40% để đưa vào đất liền, hòa vào mạng điện quốc gia. Lượng khí CO2 thải ra giảm được 140% so với khichưa dùng năng lượng thay thế.
Năng lượng tái sinh là một trong những ngành phát triển mạnh nhất trên thế giới. Về sản xuất pin quang điện, từ năm 1990 đến 2010 tăng 500 lần, từ 45 MW lên 23,5 GW. Năng lượng gió tăng còn nhanh hơn. Chỉ trong nửa đầu năm nay đã tăng 18.405 MW, hơn công suất của cả năm 2010. Nếu như Trung Quốc dẫn đầu thế giới về năng lượng gió thì năng lượng mặt trời do Mỹ và Nhật dẫn đầu. Điều đáng chú ý là, những thí nghiệm thành công của người dân Samse đã buộc người ta phải xem xét lại chiến lược phát triển và vị trí của các địa điểm xây dựng nhà máy điện gió. Nhiều nhà khoa học cho rằng, sau này các nhà máy điện gió lớn không nên bố trí sâu trong đất liền mà ngay trên đảo vì tại đó khả năng tận dụng gió và ánh nắng mặt trời thuận lợi hơn nhiều. Theo dự báo, các nước có biển trên thế giới sẽ bao quanh bởi những nhà máy công suất cao trên đảo (nếu không có đảo thiên nhiên sẽ làm ra những hòn đảo nhân tạo). Các đảo Samse và Tokelau sẽ trở thành mô hình thực nghiệm thuyết phục của việc xây dựng những nhà máy điện tương lai. Tuấn Hà |
Theo VietnamNet