Khi Mark Zuckerberg, CEO của Facebook đưa ra bài phát biểu chủ đạo tại cuộc họp tại trụ sở chính của công ty vào năm 2014, anh mặc một cái áo thun màu xám. Khi anh nói chuyện với khán giả toàn cầu tại Newseum trong năm 2013, anh mặc áo trùm đầu yêu thích của mình. Tuy nhiên khi gặp Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc Tập Cập Bình vào ngày 23/9, Zuckerberg đã chọn một bộ com lê và cà vạt đỏ trang nhã.
Theo Trung Hoa Nhật báo, một kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc, Zuckerberg cho biết rằng anh đã nghiên cứu các tác phẩm của Tập Cập Bình từ lâu. “Anh biết rằng điều mà Tập Cập Bình muốn ngày hôm nay trùng với suy nghĩ trước đó của anh, đó là Trung Quốc sẽ cương quyết mở ra với thế giới“, Trung Hoa Nhật báo tiếp tục. “Tập Cập Bình là một người có tính kiên cường và bài phát biểu của ông hôm nay đã chứng minh vị trí và thái độ của ông đối với tất cả vấn đề. Ông đem lại sự tự tin cho ngành công nghiệp Internet của Mỹ“.
Tất cả điều này được cho là do Mark Zuckerberg nói, dù người ta không chắc đây có phải là lời anh nói hay không, và bao nhiêu phần trong đó là thật.
Trên trang Facebook cá nhân của mình, Zuckerberg đã đăng rằng anh vinh dự được gặp Chủ tịch Tập Cập Bình và từ lâu anh đã cố gắng thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Học tiếng Phổ thông và nói những lời có cánh khen ngợi những tuyển tập bài viết của Tập Cập Bình được cho là một phần của chiến lược rộng lớn này.
Tuy nhiên, liệu đây có phải là một ý tưởng tốt hay không thì lại là một vấn đề khác. ĐCS Trung Quốc được biết là hay làm khó dễ các công ty nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ cao đang tìm cách thiết lập sự hiện diện của mình ở Trung Quốc.
Thông thường, cái giá để đi vào thị trường Trung Quốc là bàn giao tài sản trí tuệ của mình, thứ mà sau đó các công ty Trung Quốc có thể sử dụng và phát triển sản phẩm riêng của họ.
Mô hình này đã diễn ra khi công nghiệp ô tô đi vào Trung Quốc, và được tái diễn trong loạt ngành công nghiệp khác. Nếu chiểu theo những gì Luật an ninh quốc gia của chính quyền Trung Quốc đặt ra, thì những công ty công nghệ cao cũng đang đối mặt với nguy cơ phải lưu trữ hệ thống của họ trên những máy chủ ở Trung Quốc, và thậm chí phải bàn giao cả mã nguồn code để đáp ứng an ninh quốc gia của nước này.
Tuy nhiên, bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến Facebook theo kiểu này đều có thể trở thành rủi ro bảo mật đang quan tâm đối với Hoa Kỳ và các nước khác, khi mà Facebook được sử dụng rất rộng rãi, và hiện đang có gần 1,5 tỷ người sử dụng trên toàn thế giới, và rất nhiều thông tin cá nhân chuyển dịch trên mạng lưới này mỗi ngày.
Những tin tặc Trung Quốc được cho là đã thâm nhập vào Văn phòng chính phủ liên bang của Cục quản lý nhân sự Mỹ đầu năm nay, ăn cắp hơn 20 triệu hồ sơ của nhân viên chính phủ cũ và hiện tại. Nhiều báo cáo gần đây cho thấy họ cũng đã lấy được hơn 5 triệu dấu vân tay. Hành vi đánh cắp dữ liệu nhân viên chính phủ này được cho là có quy mô lớn nhất trong lịch sử. Tờ Epoch Times đã tiết lộ rằng Trung Quốc đang sử dụng các thông tin này để xây dựng một cơ sở dữ liệu về những người có tầm quan trọng, sau đó, họ có thể khai thác các thông tin mà họ cần.
Có thể tồn tại một loại Facebook Trung Quốc được thiết lập, tách biệt và độc lập với Facebook toàn cầu, giống như Internet Trung Quốc, nhưng điều này có thể mang lại rủi ro riêng, vì rốt cuộc công nghệ Facebook rốt cuộc vẫn nằm trong tay Trung Quốc, làm cho sự thâm nhập trong tương lai vào mạng Facebook tại Mỹ dễ dàng hơn nhiều.
Hơn nữa, nếu Facebook đầu tư vào các doanh nghiệp Trung Quốc, công ty này có lẽ sẽ thấy khó khăn hơn để từ chối yêu cầu của bộ máy an ninh về việc cung cấp thông tin cá nhân của những người mà nhà nước xem là kẻ thù (tức bất đồng chính kiến hay những người khác).
Thanh Phong dịch từ The Epoch Times