Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy, người Mỹ nghĩ rằng Tổng thống Trump đang chia rẽ đất nước, nhưng họ cũng phát hiện truyền thông trong nước cũng đang có động thái tương tự.
Một cuộc thăm dò ý kiến của Politico/Morning Consult cho thấy: 56% người Mỹ nghĩ rằng ông Trump gây chia rẽ đất nước, 64% cho rằng truyền thông còn chia rẽ nhiều hơn. Chỉ có 17% trả lời rằng truyền thông Mỹ giúp củng cố sự đoàn kết. Có nhiều quan điểm đối lập rõ ràng về việc Trump gắn kết hay gây chia rẽ đất nước. Tuy nhiên giới truyền thông cũng bị người Mỹ đánh giá thấp về chính trị.
>>> Truyền thông Mỹ “ngậm hột thị” trước một chuyện tuyệt vời về ông Trump
Củng cố thêm việc thăm dò ý kiến về truyền thông là một cuộc khảo sát khác của Media Research Center – cơ quan giám sát phương tiện truyền thông Đảng Bảo thủ. Qua đó thấy rằng, các phương tiện truyền thông của ông Trump và đảng Cộng hòa đã cực kỳ tiêu cực và bè phái.
Nghiên cứu cho thấy, 92% mức độ phủ sóng của Trump là tiêu cực, chỉ có 8% là tích cực.
Phần lớn các cuộc biểu quyết ở Mỹ đều có vẻ tự nhiên và khắc nghiệt, điều đó cho thấy người Mỹ đang cáo buộc việc các phương tiện truyền thông đã và đang tích cực chĩa mũi dùi vào Tổng thống, và điều đó đã khiến xung đột ở quốc gia này bị tăng cường.
Có lẽ các cuộc thăm dò cho thấy, các phương tiện truyền thông cần phải kiểm tra lại mình trước khi gán mác Trump là nhân vật thị phi bị ghét nhất ở Mỹ. Có thể còn nhiều những cáo buộc khác nữa, nhưng rõ ràng là các phương tiện truyền thông đã đẩy đưa Mỹ vào hoàn cảnh xấu xa tệ hại như thế này.
Có lẽ không có ví dụ nào thích đáng hơn những bình luận gần đây của Don Lemon – chỗ dựa vững chắc của CNN – gửi đến chủ hãng tin CNN Chris Cuomo hôm 29/10.
Lemon nói: “Chúng ta phải ngừng làm mọi chuyện trở nên tiêu cực hơn nữa và hãy nhìn nhận cho rõ mối đe dọa khủng bố lớn nhất ở đất nước này chính là người da trắng, hầu hết bọn họ đã quá cực đoan trước lẽ phải. Chúng ta phải làm gì đó để đối phó với họ chứ. Không có lệnh cấm du lịch đối với họ. Không có lệnh cấm người da trắng. Vậy chúng ta phải làm sao về việc này?”.
Không có gì lạ khi các cuộc thăm dò đang cho thấy sự tin tưởng bị xói mòn trong lĩnh vực truyền thông nói chung. Một số nhân vật tầm cỡ nhất thường xuất hiện trên tin tức đã tiết lộ bản thân thật vô vọng và đầy lòng thù hận với những người Mỹ bình thường.
Người dân đã nhận ra rằng, đức tin của họ dành cho báo chí – vốn được suy tôn là quyền lực thứ tư, sau quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp – đang bị suy yếu dần.
Như Philip Klein của tờ Washington Examiner đã viết, điều này có lẽ giải thích tại sao các cuộc công kích của Trump trên các phương tiện truyền thông lại rất hiệu quả. Klein viết về sự khuếch trương của Trump: “Đây không chỉ là cách làm dấy lên ngọn lửa trong lòng dân, mà ông ấy cũng không thật sự mất quá nhiều công sức trong việc này, điều này đồng nghĩa với việc các nhà báo mới chính là tác nhân đóng vai trò to lớn trong việc chia rẽ đất nước”.
Hiện tại, giới truyền thông đang ít được tin tưởng hơn chính quyền Trump, nhưng tình hình bây giờ còn tệ hơn nữa. Cuộc thăm dò cho thấy, người Mỹ nghĩ rằng các phương tiện truyền thông đang cố ý phát hành tin giả hoặc gây hiểu nhầm – đặc biệt là về Trump.
Trong các phiên điều trần liên quan đến Brett Kavanaugh, trong đó có vụ khởi tố cáo buộc tấn công tình dục chống lại vị Thẩm phán đương thời của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ này, các phương tiện truyền thông đưa tin rất nhiều về vụ này theo cách thức trước nay hiếm thấy và thiếu căn cứ chính xác, dường như chỉ đợi đúng thời cơ để gây nhiễu nhương thế sự.
Sau đó, ngay khi Thượng viện tuyên bố Kavanaugh vô tội, giới truyền thông đã ngừng theo đuổi toàn bộ câu chuyện, cho thấy đó chỉ là một phần phải có trong chương trình nghị sự thay vì là hành động truy tìm sự thật.
Vì vậy, mặc dù thực tế vẫn còn có các nhà báo xuất sắc ở cấp địa phương và thậm chí là cấp quốc gia — và bất chấp tất cả, họ đã nỗ lực truyền tin đến dân Mỹ một cách chân thật nhất, thế nhưng nhiều người Mỹ vẫn hoàn toàn có thái độ thù địch với những gì mà giới truyền thông đã thể hiện. Và các cơ quan truyền thông sẽ không thể nào thay đổi được sự thiếu tín nhiệm của công chúng nếu vẫn thể hiện những động thái chống lại Trump và xem mình là nguồn duy nhất mang đến sự thật.
Có lẽ giải pháp của giới truyền thông lúc này là nên quay trở lại lắng nghe ý kiến người dân, và chấp nhận rằng một số lời chỉ trích của Trump và những người khác về phương tiện truyền thông chỉ đang muốn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho phần lớn dân Mỹ.
>>> Truyền thông Mỹ ngó lơ chuyện Obama bắt giữ 90.000 trẻ em ở biên giới
>>> Truyền thông dòng chính trở thành kẻ thù của người Mỹ như thế nào?
Xuân Nhạn, theo Intellectual Takeout