Lưỡi dao rỉ máu là bộ phim vạch trần tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống từ học viên Pháp Luân Công, vốn được nhà nước Trung Quốc bảo hộ, được trình chiều ở Liên hoan Phim Châu Á Vancouver (VAFF) tại Canada vào ngày 5/11/2016.
Bộ phim của đạo diễn người Canada, Leon Lee, được dựng theo hình thức phim tự sự dựa trên những tình tiết có thật xoay quanh câu chuyện về một chuyên gia công nghệ thông tin tại Bắc Mỹ đang tham gia vào một dự án kiểm duyệt Internet tại Trung Quốc mang tên “Golden Shield” (Tạm dịch: Lá chắn vàng).
Khi lên cơn đau tim, anh được chuyển tới bệnh viên cấp cứu để cấy ghép tim, và từ đó phát hiện ra sự thật kinh hoàng và đen tối về nguồn nội tạng dành cho cấy ghép. Người đàn ông này đã quyết định sẽ bất chấp rủi ro sống chết để cứu một người mẹ trẻ, cũng là một học viên Pháp Luân Công đang bị cầm tù thoát khỏi số phận trở thành nạn nhân bị mổ cướp nội tạng tiếp theo.
Bộ phim do do nữ diễn viên Anastasia Lin, Hoa hậu Thế giới Canada năm 2015 thủ vai chính, đã đạt giải thưởng bộ phim xuất sắc nhất trong thể loại phim tự sự tại Liên hoan Gabriel lần thứ 52 tại Hoa Kỳ.
“Lưỡi dao rỉ máu” lột tả chân thực nhiều nghịch lý khiến người xem không khỏi bàng hoàng. Khi những con người nhỏ bé, thiện lượng trong xã hội lại phải đối chọi với một tập đoàn tàn ác chính là chính quyền của đất nước nước, nơi mình sinh sống. Những người nắm trong tay quyền lực tối cao đáng lẽ phải đại diện cho công bằng, chính nghĩa nay lại không khác gì một thế lực tội phạm lớn nhất thế giới.
Khi tội phạm là người tu luyện theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, còn chính quyền và cảnh sát lại tra tấn, “chuyển hóa” người tốt, thậm chí thao túng bác sĩ để cướp đi nội tạng của họ.
Đó cũng là câu chuyện của của hàng triệu học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân cổ xưa rất phổ biến ở Trung Quốc và trên thế giới.
Vì số lượng người học quá đông, hơn 70 triệu người sau 4 năm theo số liệu công khai của nhà nước Trung Quốc, nhiều hơn số đảng viên của ĐCSTQ, khiến chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ cảm thấy lo sợ.
Năm 1999, Giang Trạch Dân, người đứng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ, đã bỏ qua ý kiến của các thành viên khác trong Ban thường vụ Bộ Chính trị và phát động cuộc đàn áp tàn bạo nhằm xóa sổ môn tu luyện này.
Bộ phim cũng truyền tải được lòng dũng cảm phi thường của các học viên Pháp Luân Công, niềm tin mạnh mẽ vào giá trị tốt đẹp của môn tu luyện dù phải trải qua những màn tra tấn tàn bạo cả về thể xác lẫn tinh thần. Bên cạnh đó là sự khoan dung, tấm lòng từ bi to lớn khi họ không oán hận mà còn cảm thông cho những người đã bức hại mình.
Cũng không thể không kể đến anh chuyên gia công nghẹ thông tin dũng cảm, dù phải đối mặt với thế lực lớn mạnh, sự cám dỗ của danh lợi, và mối nguy hiếm đến tính mạng, nhưng anh vẫn chọn đứng về phía chính nghĩa.
Với tình tiết kịch tính, gây cấn, bộ phim rất lôi cuốn. Tôi hầu như bị cuốn hút vào bộ phim từ đầu tới cuối đến nỗi không muốn bỏ lỡ một chi tiết nào. Trước đây tôi đã từng biết đến nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc nhưng vẫn sốc khi xem đến những màn tra tấn dã man và cảnh bác sĩ mổ phanh ngực lấy tim của nạn nhân mà không cần gây mê.
Bộ phim đã lấy đi không biết bao nhiêu nước mắt của người xem, từ những giọt nước mắt đau xót cho cảnh ngộ của người mẹ khi cô bị tra tấn đến những giọt nước mắt xúc động, hạnh phúc khi cô được thả ra trong sự chúc mừng của những tù nhân, nhưng sau đó lại tiếp tục nghẹn đắng khi chứng kiến cảnh cô bị mổ cướp nội tạng.
Ngoài thành công trong việc kể lại một câu chuyện chân thực, chấn động, bộ phim còn thành công trong khâu kỹ xảo, hình ảnh HD sắc nét, sống động và dàn diễn viên ngày càng chuyên nghiệp. Tôi đã từng xem một số phim do cô Lin đóng, cũng về chủ đề nhân quyền, nhưng trong bộ phim này, với sự xuất hiện của nhiều hoạt cảnh khó khăn như cảnh tra tấn, sốc điện, bức thực, hay mổ cướp tạng, nhưng cô vẫn thể hiện vai diễn rất suất sắc.
Minh chứng là cô đã nhận được Giải thưởng People’ Choise cho phần Diễn viên xuất sắc nhất tại VAFF ở Vancouver và Giải thưởng Leo cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Lin còn được liệt kê vào danh sách “Top 25 người dưới 25 tuổi” của MTV, “Top 60 người dưới 30 tuổi” của Flare, và được Marie Clare gọi là “Nữ hoàng dũng cảm”.
Tuy nhiên không có gì là hoàn hảo. Vai diễn người con của cô học viên được cho là hơi lớn so với người mẹ trẻ. Bên cạnh đó, không khí xuyên suốt bộ phim khá nặng nề, cộng thêm tình tiết quá kịch tính và kết thúc thì không thể bi thảm hơn, khiến tôi sau khi xem bộ phim vẫn còn cảm thấy choáng váng.
Tuy không có một kết thúc có hậu nhưng nó lại phản ánh đúng những điều tồi tệ, kinh khủng vẫn đang xảy ra ở đất nước 1,3 tỷ dân này, nơi có hàng chục triệu người vẫn đang theo học môn Pháp Luân Công.