Luật sư Cao Trí Thịnh, chủ nhân giải thưởng “Tự Do Lâm Chiêu”, người đã bào chữa các vụ án ‘nhạy cảm của ĐCSTQ’, liên quan đến hành động đàn áp các học viên Pháp Luân Công, Kitô hữu, nông dân thấp cổ bé họng và các xí nghiệp tư nhân… đã mất tích gần 3 năm và hiện tại vẫn chưa phát hiện thêm tung tích.
Luật sư Cao từng được xem là “lương tâm Trung Hoa” mất tích từ tháng 08/2017, tính đến nay đã được gần 3 năm và hiện vẫn chưa rõ tung tích. Ngày 20/04, Ủy ban Thẩm phán của Hiệp hội Viện trợ Trung Quốc tại Texas, Hoa Kỳ đã nhất trí đưa ra quyết định dành tặng “giải thưởng Tự Do Lâm Chiêu” cho Luật sư Cao Trí Thịnh vào ngày sinh nhật lần thứ 56 của Cao Trí Thịnh.
Ông Cao được biết đến là “nhân vật đi đầu trong giới luật sư nhân quyền Trung Quốc”. Ông đã bào chữa các vụ án được gọi là nhạy cảm của ĐCSTQ, bao gồm các vụ án liên quan đến các học viên Pháp Luân Công, Kitô hữu, nông dân thấp cổ bé họng và các xí nghiệp tư nhân nên đã bị chính quyền Trung Quốc thường xuyên đàn áp, tra tấn và kết án.
Vào tháng 08/2006, ông Cao bị thu hồi giấy phép, bị bắt cóc bí mật và tra tấn trong khoảng 4 tháng. Sau đó, ngày 22/12/2006, tòa án Bắc Kinh đã kết án ông 3 năm tù giam và 5 năm quản chế (án treo) vì tội “kích động lật đổ chính quyền quốc gia”. Tuy nhiên, trong thời gian quản chế, ông đã bị bắt cóc và tra tấn nhiều lần. Năm 2007, Cao Trí Thịnh Phát biểu trong “Thư ngỏ trước Quốc hội Hoa Kỳ”, mô tả tình hình nhân quyền của Trung Quốc và kêu gọi Hoa Kỳ tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Không lâu sau ông bị tra tấn trong thời gian gần 2 tháng.
Kể từ tháng 02/2009, Cao Trí Thịnh mất liên lạc với thế giới bên ngoài trong gần hai năm. Dưới áp lực quốc tế, ông xuất hiện tại Bắc Kinh vào tháng 04/2010 để phỏng vấn với hãng tin Associated Press, và sau đó lại mất liên lạc với thế giới bên ngoài thêm 20 tháng nữa. Về vấn đề này, Liên Hợp Quốc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Chính phủ Anh, Liên minh Châu Âu, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các chính phủ đa quốc gia và các tổ chức quốc tế khác thường xuyên lên tiếng ủng hộ và nhất quyết yêu cầu chính quyền Cộng sản Trung Quốc phóng thích Cao Trí Thịnh vô điều kiện.
Vào ngày 07/08/2014, Cao Trí Thịnh hết hạn 3 năm tù oan, mặc dù ông được thả đúng kỳ hạn theo yêu cầu của ngoại giới, nhưng tình trạng thể chất và tinh thần của ông vô cùng tồi tệ, các tổ chức nhân quyền chỉ ra rằng “Cao Trí Thịnh bị hủy hoại hoàn toàn trong nhà giam”, tinh thần và thể chất đều bị tra tấn nghiêm trọng, bị tước đi quyền được giao tiếp, khiến trí nhớ và chức năng ngôn ngữ bị suy giảm nghiêm trọng. Ngoài ra ông còn bị giám sát chặt chẽ và không thật sự được tự do. Vào tháng 08/2017, Cao Trí Thịnh lại bị mất tích, cho đến nay vẫn chưa rõ tung tích.
Nhân ngày nhân quyền Thế giới ngày 10/12/2019, ĐCSTQ đã tổ chức cái gọi là Hội nghị Luật sư Thế giới. Vợ của Cao Trí Thịnh (bà Cảnh Hòa) đã công khai phát biểu với các luật sư có mặt rằng: “Vào ngày 13/ 08/2017, tôi và con tôi cùng người thân trong gia đình đã mất liên lạc với Cao Trí Thịnh, tất cả người thân trong gia đình và bạn bè đều không tìm được anh ấy. Trong 844 ngày qua, chúng tôi liên tục truy hỏi, tìm kiếm và hỏi thăm, nghe ngóng khắp nơi, tuy nhiên cho đến nay chính quyền ĐCSTQ không đưa ra bất kỳ lời giải thích rõ ràng nào”.
Bà Cảnh Hòa cho biết thêm: “Các ông có trách nhiệm và nghĩa vụ yêu cầu chính phủ Trung Quốc trả lời chất vấn của các ông: Luật sư Cao Trí Thịnh còn sống hay không? Bị giam ở đâu? Các ông lẽ ra phải dựa vào “công chính đối mặt với kẻ mạnh”, kẻ yếu phải được bảo vệ”, mạnh mẽ yêu cầu chính quyền Trung Quốc thả chồng của tôi Cao Trí Thịnh!”
Về giải thưởng “Tự Do Lâm Chiêu”, Lâm Chiêu là một tín đồ Cơ Đốc, tên ban đầu là Bành Linh Chiêu, đến từ Tô Châu, Trung Quốc. Năm 1954, Lâm Chiêu nhập học tập tại khoa Trung Văn của Đại học Bắc Kinh. Năm 1958, bà được coi là một phần tử cánh hữu. Sau đó, bà bị bắt giam vì tham gia vào việc tổ chức một ấn phẩm ngầm tên là “Tinh hỏa” và công bố trường thi “Ngày chết của tu sĩ Phổ Lạc Mễ” vào tháng 10/1960.
Đầu năm 1962, Lâm Chiêu chạy chữa bảo lãnh tại ngoại. Tuy nhiên, vào tháng 11 cùng năm lại bắt một lần nữa. Cô Lâm đã từng bị giam tại Nhà tù số 1 Thượng Hải và Nhà tù Đề Lam Kiều. Trong ngục, Lâm Chiêu đã dùng máu của mình để viết cuốn sách “chính sách nô dịch tàn bạo” để phản đối Mao Trạch Đông và chính quyền cộng sản. Bên cạnh đó, cô ấy còn viết nhật ký “Thư gửi Ban biên tập” (với 140.000 từ) cùng một lượng lớn bài văn. Vào ngày 29/04/1968, Lâm Chiêu bị kết án tử hình trong tù và bị xử bắn cùng ngày.
Lương Phong (Theo NTDTV)