Tinh Hoa

Lũ lụt Trung Quốc: Thiên tai hay nhân họa?

Trước trận ngập lụt nghiêm trọng tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, có người cho rằng trong đó có bóng dáng của công trình bã đậu phụ. Vậy trận lũ lụt này là thiên tai hay nhân họa?

20160706191748719_small
Nước ngập nửa xe ô tô.

Theo báo cáo của giới truyền thông, mưa to suốt mấy ngày liến gây ngập lụt gần như toàn thành phố Vũ Hán, nhiều xe cộ bị ngập đến một nửa, người dân phải che dù lội nước đi lại, các trạm xe lửa, tàu điện ngầm đều đã đóng cửa. Ảnh chụp của người dân địa phương cho thấy, đường phố toàn nước bùn ứ đọng màu vàng, trong trạm xe lửa cũng bị ngập úng trầm trọng.

20160706191748371_small
Trạm xe lửa và tàu điện ngầm cũng bị ngập lụt.

Còn tại trường đại học Lý Công, đại học Vũ Hán, đại học sư phạm Hoa Trung cũng như nhiều trường học khác đều bị vây trong biển nước. Nhiều trường học đã ra thông báo cho học sỉnh nghỉ học, hủy các hoạt động ở trường.

20160706191748700_small
Có sinh viên trường đại học công nghiệp Hồ Bắc dùng bàn học bắc cầu đi qua…
… cũng có những học sinh chọn cách bơi lội thay cho đi bộ.

Theo cục khí tượng tỉnh Hồ Bắc, mưa xối xả tập trung ở thành phố Vũ Hán và các khu vực chung quanh. Lượng mưa liên tục 7 ngày, từ ngày 30/6, đạt đến 580 mm, chiếm 44% lượng mưa bình quân hàng năm của Vũ Hán, vượt quá cả mức 538 mm của trận lũ tháng 7/1998, phá kỷ lục lịch sử.

Cục phòng chống thiên tai quốc gia Trung Quốc cho hay, trận lũ ảnh hưởng đến khoảng 33 triệu dân, ít nhất 186 người thiệt mạng, 45 người mất tích. Gần 100 con sông tại các tỉnh Hồ Bắc, Giang Tây, Hồ Nam, Giang Tô, Quảng Tây, Quý Châu đều có mực nước vượt quá báo động đỏ.

Người dân che dù lội trong biển nước.

Thiên tai hay nhân họa? Ác mộng từ những công trình đậu phụ

Sau khi thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, ngập lụt nghiêm trọng, có người quan sát phát hiện “ác mộng” của các công trình bã đậu phụ chỉ mới bắt đầu.

Cụm từ “bã đậu phụ” xuất hiện trong buổi chất vấn lũ lụt năm 1998. Khi đó, ông Chu Dung Cơ – Thủ tướng Quốc vụ viện lúc bấy giờ đã chỉ trích nghiêm khắc, nói rằng đây là do “những công trình bã đậu phụ”.

Dù cho sau trận lũ kinh hoàng năm 1998, Trung Quốc hàng năm đều tăng khoản tiền đầu tư vào hệ thống công trình thủy lợi, nhưng những công trình đê đập trọng yếu trên sông Trường Giang vẫn đứng trước nguy sơ có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.

Khoảng thời gian từ năm 1998 – 2003, Trung Quốc đã đầu tư 68,4 tỷ nhân nân tệ (khoảng 230 nghìn tỷ VND) vào việc gia cố công trinh đê đập ở vùng trung và hạ du sông Trường Giang bắc qua 4 tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, An Huy.

Từ năm 2006 – 2010, Trung Quốc đã đầu tư hơn 700 tỷ nhân dân tệ (khoảng 2,34 triệu tỷ VND) vào việc xây dựng lượng lớn các công trình thủy lợi ở nhánh sông Trường Giang, gồm các hồ chứa nước, hệ thống dẫn nước tưới tiêu.

Từ năm 2011 – 2015, Trung Quốc đã đầu tư hơn 1800 tỷ nhân dân tệ (khoảng 6 triệu tỷ VND) cho các công trình thủy lợi.

Ông Ất Chí Danh, người có thâm niên trong giới truyền thông, đã có bài viết chất vấn trên trang hk.on.cc rằng, chỉ tính riêng Hồ Bắc, trong việc phòng chống lũ lụt trên sông Trường Giang suốt 25 năm qua, số tiền đầu tư vào các công trình thủy lợi đã lên đến gần 120 tỷ nhân dân tệ (khoảng 0,4 triệu tỷ VND). Như vậy, có bao nhiêu nguồn vốn đầu tư cho các công trình thủy lợi bị bỏ vào túi riêng?

Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền đã có 10 quan chức thủy lợi cấp phòng hoặc cấp cao bị bắt. Ngoài ra, tỉnh Giang Tây còn điều tra ra Bùi Văn Xuân – Cục trưởng Cục Thủy lợi thành phố Cửu Giang dẫn đầu vụ án tham nhũng trong các hệ thống công trình thủy lợi, tổng cộng có 158 người liên quan đến vụ việc, thu về hơn 76 triệu nhân dân tệ (khoảng 250 tỷ VND).

Tiểu Thiện, theo Secret China