Thời gian xảy ra câu chuyện chân thật và thần kỳ này đã quá lâu nên nó ‘tự nhiên’ mà trở thành truyền thuyết và thần thoại, nó cũng bị gọi là tin đồn. Nhưng mà mấy năm nay, lý giải của mọi người về tin đồn dường như đã có sự thay đổi, “tin đồn” cũng tương tự như những “lời tiên đoán xa xăm”.
Trên mạng có xuất hiện một bài viết nói về trải nghiệm của một bà lão. Lúc nhỏ ở trong nhà của bà có một người tu đạo, và đã xảy ra rất nhiều câu chuyện thần kỳ, cho đến lần gặp mặt cuối cùng, người tu đạo này đã hẹn “Khi người chết không ai chôn, chúng ta lại gặp nhau”.
Câu chuyện như sau:
Tôi năm nay 81 tuổi, câu chuyện được kể ở đây chính là sự trải nghiệm từ bản thân tôi.
Nhà mẹ tôi ở vùng núi phía Nam, thành phố Tế Nam. 70 năm trước khi tôi còn rất nhỏ, tôi nhớ có một vị đạo nhân tu hành ở trong nhà mình. Người này ngoài 40, tuổi tác ngang cỡ tuổi của cha tôi. Người này rất lương thiện, ông ấy luôn gọi những người bằng tuổi mình là “tiểu”, gọi cha mẹ tôi là tiểu gia gia, tiểu nãi nãi, gọi tôi là tiểu cô cô.
Lúc làm nông, ông ấy có phụ giúp gia đình tôi, rảnh thì đi ra ngoài hành nghề chữa bệnh, đi khất thực, tối về cũng không mở đèn, tôi không biết ông ấy làm gì trong phòng. Thường xuyên nói những câu nói rất kỳ quặc, chúng tôi nghe không hiểu là ý gì, cha tôi thường nói ông ấy là “ma đạo nhân” (tiếng địa phương, thường chỉ hành vi kỳ quái).
Vào lúc tôi 12 tuổi, tôi nhớ rất rõ vài chuyện: Có một hôm trời quang mây tạnh, ông ấy không cho người nhà chúng tôi ra ngoài nhưng lại không nói rõ vì sao. Khi sắp đến trưa trời bỗng biến đổi, lập tức gió bão tứ phía, cát bụi bay mù mịt, cây cối đều bị đứt gãy, nhà cửa bay hết mái, đưa tay ra đối diện không thấy được bàn tay. Khoảng đâu một tiếng, trời bắt đầu sáng trở lại và xuất hiện ánh mặt trời. Vị đạo nhân ấy nói: Nếu như đối mặt trực tiếp với trận cuồng phong này, e là sẽ bị bệnh nặng và bong tróc mấy lớp da, nghiêm trọng hơn là cả tính mạng cũng khó mà giữ được.
Hạn hán năm nay, thời tiết nóng ba ngày mới mưa, người trong thôn đổ xô trồng cây, vị đạo nhân ấy lại không cho nhà chúng tôi trồng, ông ấy nói: Những thứ mà nhà chúng ta dùng để gieo hạt hãy để cho người khác sử dụng, sau khi bọn họ dùng xong, nhà chúng ta dùng cũng không muộn. Hóa ra ba ngày sau, trời lại đổ một cơn mưa lớn hơn, những cây đã trồng đều công cốc, toàn bộ đều bị mưa dội hư cả rồi. Sau cơn mưa lớn đất ẩm hơn, ông ấy lại giục nhà chúng tôi nhanh chóng trồng cây, không nên bỏ lỡ cơ hội, bằng không hoa màu trồng sẽ không thể nảy mầm.
Còn có một lần chú nhà chúng tôi kết hôn, vị đạo nhân đã thương lượng với ông tôi rằng: “Ngày đại hỷ trong nhà liệu có thể mời thầy tôi đến uống một ly rượu mừng?” Ông tôi nói: Ông đến nhà chúng tôi đã nhiều năm rồi, chúng tôi chưa từng gặp qua thầy của ông, mau gọi thầy ông đến đi!
Vào hôm kết hôn, khi khách mời đều đã đi về hết, người trong nhà không ai nhìn thấy thầy của vị đạo nhân đó. Ông tôi hỏi: Tại sao ông không mời thầy mình đến đây? Vị đạo nhân đáp: Đã đến từ rất sớm, chỉ là không ai thấy ông ấy cả.
Khoảng đâu vài năm sau, vị đạo nhân nói với cha mẹ tôi rằng: Tôi phải đi rồi, không thể tiếp tục ở đây tu hành nữa, trong nhà nếu lúc nào có chuyện cần tôi giúp đỡ thì hãy thắp một nén nhang gọi tên của tôi. Người trong nhà tôi nửa tin nửa ngờ.
Sau đó lại qua thêm một năm, lưng của cha tôi mọc một vết loét ác tính, tốn rất nhiều tiền vẫn không thể trị khỏi, lúc này tôi mới nhớ đến vị đạo nhân ấy và cả câu dặn dò của ông: “Thắp một nén nhang gọi tên của tôi, tôi sẽ đến…”, nhưng ông ấy dù gì cũng là một con người, có thể linh nghiệm đến vậy sao? Người trong nhà cũng không thể quản nhiều việc như thế, họ chỉ muốn làm thử thôi.
Tối đó, sau khi bà tôi châm một nén nhang ở trong nhà, gọi tên vị đạo nhân đó, bảo ông mau đến đây. Khi ấy đang là mùa đông giá rét, trời còn chưa sáng thì nghe thấy có người gõ cửa, mở cửa ra vừa nhìn là thấy vị đạo nhân ấy, đầu ông ướt đẫm mồ hôi, áo khoác bông đều bị mồ hôi thấm ướt hết. Câu đầu tiên là hỏi trong nhà đã xảy ra chuyện gì? Mẹ tôi đem chuyện bệnh tình của cha tôi ra nói. Ông nhìn vào vết loét trên lưng cha tôi và bảo không có gì, trị được. Sau đó khoét vết loét đó ra, bôi thuốc lên. Qua ngày thứ hai, cha tôi đã có thể xuống giường.
Lúc ăn cơm, ông ấy nói với cha mẹ tôi rằng, sau này mọi người không thể gửi tin cho tôi được nữa rồi (chỉ việc đốt nhang), tôi cũng không thể gánh nổi lễ ý của nén nhang này. Trước khi ông ấy rời đi, cha mẹ tôi có hỏi khi nào ông ấy lại quay về thăm chúng tôi? Vị đạo nhân nói:
“Đợi khi trên núi có lầu, nước trong giếng chảy đến nhà, chuôi đèn hướng xuống, núi thừa nửa bên, người chết không ai chôn, tôi sẽ gặp lại mọi người. Khi đó thay đổi rất lớn, tiểu thúc thúc và tiểu cô cô còn có thể gặp nhau hay không thì cũng rất khó nói”.
Cha mẹ tôi nghe xong, mặt đều biến sắc, nói người chết không ai chôn, đây không phải là đại nạn trong nhân gian sao? Không có cách khắc phục đại nạn này sao? Sau khi bị cha mẹ tôi truy hỏi nhiều lần, vị đạo nhân mới nói: “Trên mặt có ấn nhìn không thấy, xóa ấn đi rồi độ kiếp nạn”. Mọi người đều khắc ghi những câu nói này, toàn là những câu nói khó hiểu.
Bây giờ sau 70 năm, bốn câu đầu tiên mà ông ấy nói đã lần lượt thành hiện thực, bây giờ trên núi dưới núi đều có nhà lầu, nước trong giếng cũng được dẫn đến nhà (vì trước đây đều phải lấy nước từ bờ hồ, trong giếng), đuôi đèn hướng xuống ý chỉ đèn điện, trước đây đều là dùng đèn dầu, cho nên chuôi đèn đều hướng lên trên. Vì chỗ chúng tôi ở là khu vực vùng núi, tuy nhiên vẫn chưa khai thác xong nên đa số đều còn một nửa.
Chỉ có câu nói “Người chết không ai chôn” vẫn chưa ứng nghiệm. Nhưng tôi từ đầu đến giờ vẫn không thể nào lý giải được hai câu “Độ kiếp nạn”, vẫn còn rất mơ hồ. Tôi thường kể cho đám trẻ nghe câu chuyện này, bọn chúng đều không tin, còn không cho tôi nói ra những câu nói kia, bảo rằng đến lúc đó người ta làm gì thì mình làm theo.
“Người chết không ai chôn”
Tác giả có nói đến “Người chết không ai chôn” trong bài viết, kỳ thực, Lưu Bá Ôn trong cuốn sách dự ngôn “Cứu Kiếp Bia Văn” của mình đã từng đề cập đến “Mười nỗi lo”:
Nỗi lo thứ nhất thiên hạ đại loạn, nỗi lo thứ hai khắp Đông – Tây người chết đói;
Nỗi lo thứ ba Hồ Quảng gặp đại nạn, nỗi lo thứ tư các tỉnh có giặc đến;
Nỗi lo thứ năm nhân dân bất an, nỗi lo thứ sáu là thời gian giữa tháng chín và tháng mười mùa đông;
Nỗi lo thứ bảy có cơm không có người ăn, nỗi lo thứ tám có người không có áo mặc;
Nỗi lo thứ chín thi thể không ai liệm, nỗi lo thứ mười khó qua năm Hợi Tý.
Trong đó câu nỗi lo thứ chín “Thi thể không ai liệm” cũng tương đồng với ý nghĩa câu nói của đạo nhân.
Hãy xem “Dịch bệnh ở Trung Quốc” đang tàn phá thế giới hôm nay, người đang đi trên đường mắc phải “Viêm phổi Vũ Hán” không có triệu chứng đều ngã xuống chết rồi. Người cách ly ở trong nhà, khi bị phát hiện thì cả nhà cũng đã chết hết rồi. Đây có phải là “Thi thể không ai liệm” của đạo nhân và Lưu Bá Ôn? Xem ra câu nói “người chết không ai chôn” chính là đang ứng nghiệm ngay lúc này.
Mà trong phần cuối của bài viết tác giả có nhắc đến, đạo nhân cũng có nói phương pháp “Độ kiếp nạn”, “Trên mặt có ấn nhìn không thấy, xóa ấn đi rồi độ kiếp nạn”.
Câu tiên đoán cuối cùng này là có ý gì, lại ứng nghiệm ở đâu đây?
“Trên mặt có ấn nhìn không thấy, xóa ấn đi rồi độ kiếp nạn”
Thử giải lời tiên đoán này, chúng ta hãy nhìn vào xã hội ngày nay, đang có phong trào “thoái đảng” (rút khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ) nổi lên ở khắp Trung Quốc. Đặc biệt là kể từ khi Hoa Kỳ ban hành lệnh cấm các đảng viên ĐCSTQ nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Nhìn từ bề mặt thì có thể thấy, sở dĩ Hoa Kỳ ban hành lệnh cấm này là để trừng phạt các quan chức ĐCSTQ, đồng thời ngăn chặn các tội phạm gián điệp, ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ v.v. Nhưng dường như đây chỉ là nguyên nhân bề ngoài. Mục đích thực sự của việc này có thể liên quan đến “dấu ấn”.
Trong Chương 14 của Khải Huyền có viết:
“Nếu ai thờ phượng con thú cùng tượng (hình ảnh) nó, và chịu dấu nó ghi trên trán hay trên tay, thì người ấy cũng vậy, sẽ uống rượu thịnh nộ không pha của Ðức Chúa Trời rót trong chén thịnh nộ Ngài; và sẽ chịu đau đớn trong lửa và diêm (diêm sinh) ở trước mặt các thiên sứ thánh và trước mặt Chiên Con. Khói của sự đau đớn chúng nó bay lên đời đời. Những kẻ thờ lạy con thú và tượng nó, cùng những kẻ chịu dấu của tên nó ghi, thì cả ngày lẫn đêm không lúc nào được yên nghỉ.”
Có người lý giải “dấu ấn con thú” ở đây là để chỉ những người lúc gia nhập đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ, đứng trước lá cờ đỏ như máu của ĐCSTQ giờ tay lên mà thề độc: “Tôi nguyện hiến dâng cả đời cho Đảng, thề phấn đấu cả đời cho sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản”. Những người đã thề như vậy sẽ bị con “ác thú rồng đỏ” (hình tượng của tà linh Cộng sản ở không gian khác) đánh dấu lên trán hoặc tay phải.
Trong Chương 16 của Khải Huyền còn có tường thuật thật ghê gớm:
“Vị thiên sứ thứ nhất đi trút bát mình xuống đất, thì trở nên ghẻ chốc dữ và đau trên những người có dấu con thú cùng thờ lạy hình tượng nó”.
Quan hệ đến những người có dấu ấn của con thú, Chương 16 còn viết:
“Vị thiên sứ thứ năm trút bát mình trên ngôi con thú, nước (quốc gia) của nó bèn trở nên tối tăm, người ta đều cắn lưỡi vì đau đớn. Chúng nó nói phạm đến Ðức Chúa Trời trên trời vì cớ đau đớn và ghẻ chốc mình, và cũng không ăn năn công việc mình”.
Như vậy chúng ta có thể thấy những người có mang dấu ấn của con thú là vô cùng nguy hiểm. Nếu không tìm cách xóa nó đi như trong lời tiên đoán “Trên mặt có ấn nhìn không thấy, xóa ấn đi rồi độ kiếp nạn” thì sẽ thật khó mà thoát được kiếp nạn. Vậy xóa nó đi bằng cách nào?
Tờ báo Epoch Times ở Hoa Kỳ đã cung cấp đường link “tuidang.epochtimes.com” để giúp bất kỳ ai, ở bất cứ nơi đâu cũng có thể làm thoái đảng, rút lại lời thề độc mà bản thân đã từng nói ra khi tuyên thệ gia nhập đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ. Bằng cách này, mọi người có thể xóa đi “dấu ấn” trên trán của mình và có một tương lai tốt đẹp hơn.
Việc xóa đi “dấu ấn” nghe có thể khá hoang đường, nhưng giống như đã trình bày ở trên, chúng ta sẽ đi từ thực tiễn đến trừu tượng và ngược lại. Vậy thực tiễn của việc xóa “dấu ấn” này là gì?
Tất cả những người đã tuyên bố thoái đảng trên trang web của Epoch Times sẽ nhận được một giấy chứng nhận thoái đảng, và giấy chứng nhận này sẽ được Sở di trú của Hoa Kỳ chấp nhận, coi như là một yếu tố quan trọng trong việc có quyết định cho người đó nhập cảnh hay không. Có thể thấy, “thoái đảng” không chỉ là hình thức, nó thực sự tác động đến cuộc sống của người đưa ra tuyên bố.
Những lời dự ngôn từ xa xưa của các nhà tiên tri dường như đều đi đến một điểm chung, đều nói rằng đây là thời khắc quyết định của nhân loại, lựa chọn của mỗi người đối với chính-tà, thiện-ác, sẽ là lựa chọn cho sự vĩnh hằng của sinh mệnh trong tương lai.
Chân Chân (t/h)