Cây sầu đâu còn gọi là cây neem, nguồn gốc từ Ấn Độ. Vỏ cây, lá, hạt, rễ, hoa và quả đều được dùng để làm thuốc. Bên cạnh đó, Sầu đâu còn được dùng trực tiếp lên da để điều trị các bệnh về da, vết thương, và loét da;… cùng nhiều công dụng khác.
1. Lịch sử và giới thiệu chung về cây Sầu đâu
Cây sầu đâu Ấn Độ còn được gọi là cây Margosa hoặc hoa tử đinh hương Ấn Độ, có tên Latinh là Azadirachta indica.
Ở Đông Phi nó được gọi là Muarubiani, có nghĩa là cây 40, bởi vì nó có thể giúp điều trị 40 căn bệnh khác nhau.
Tại Ấn Độ, sầu đâu được gọi là “cây thiêng”, “thuốc làng” và nhiều tên gọi khác nhau.
Sầu đâu là một loại cây thường xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và Pakistan. Nó phát triển ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Chiều cao cây đạt từ 15 – 21 mét.
Những bông hoa của cây Sầu đâu rất nhỏ và có màu trắng tỏa hương ngào ngạt. Trái sầu đâu mang màu sắc vàng tươi hoặc vàng xanh và có hình Elip. Bên trong quả chỉ có một hạt duy nhất.
Cây Sầu đâu có vòng đời lên đến 200 năm. Nó được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Ấn Độ và Ayurveda khoảng gần 5000 năm trước.
Các đặc tính chữa bệnh và cách sử dụng cây sầu đâu được lưu giữ trong những văn bản Unani cổ đại và các văn bản tiếng Phạn cổ truyền của Puranas. Một số ghi chép trong đó đã được viết trong khoảng thời gian 4 năm.
Tất cả các bộ phận của Sầu đâu từ trái đến rễ đều được sử dụng theo nhiều cách khác nhau.
-
Lá Sầu đâu
Chúng được dùng rộng rãi trong y học Ayurveda.
Cụ thể chiết xuất lá được sử dụng làm thuốc đánh răng, sản phẩm bôi da và nước súc miệng.
Nó cũng được dùng để chế tạo các loại kem theo cách địa phương, sản xuất trà Sầu đâu và thuốc uống dạng viên nang.
Ngoài ra lá Sầu đâu còn là nguyên liệu chiết xuất nước Sầu đâu.
-
Hạt Sầu đâu
Dầu Sầu đâu được chiết xuất từ hạt.
-
Cành cây vào gốc cây Sầu đâu
Cành cây nem nhỏ nhắn và mảnh mai được sử dụng làm bàn chải để làm sạch răng miệng.
-
Vỏ cây Sầu đâu
Vỏ cây được sử dụng chủ yếu trong quá trình sản xuất các sản phẩm nha khoa, hoặc chiết xuất của nó được dùng trong ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm.
-
Gỗ Sầu đâu
Gỗ Sầu đâu được tận dụng như củi đốt kể từ khi loài cây này có sự phát triển nhanh chóng.
Trong suốt quá trình phát triển của mình cây Sầu đâu không cần quá nhiều nước. Nó có thể sinh trưởng tốt trong vùng đất nghèo dinh dưỡng và không cần được chăm sóc cẩn thận.
-
Bánh Sầu đâu
Bánh Sầu đâu được làm bằng cách chế biến trái Sầu đâu và hạt với nhau. Đây là một sản phẩm của quá trình sản xuất dầu Sầu đâu. Nó được sử dụng làm phân bón, thuốc diệt côn trùng và cải thiện chất lượng đất đai.
2. Lợi ích, dược tính các thành phần của cây sầu đâu
Mặc dù các nhà khoa học Ấn Độ bắt đầu nghiên cứu về nguyên tắc hoạt động của cây Sầu đâu từ năm 1919, nhưng những nghiên cứu sâu rộng về loài cây này mới chỉ được tiến hành vào năm 1942. Sau đó, quá trình nghiên cứu được kéo dài trong nhiều năm tiếp theo.
-
Lợi ích sức khỏe của cây Sầu đâu
Điều trị bệnh răng miệng như: viêm nướu, bệnh nướu răng, sâu răng,…
Chữa trị chứng rối loạn hô hấp như viêm phế quản và ho.
Mang đến tác dụng điều trị căn bệnh tim mạch, đột quỵ, hạ huyết áp, giảm cholesterol và ngăn ngừa cục máu đông.
Trị đau khớp, thấp khớp, viêm khớp và sưng khớp.
Trị nhiễm trùng da liên quan đến mụn trứng cá, Eczema, bệnh vẩy nến, ghẻ lở, vết thương ở chân của vận động viên,…
Chữa dứt điểm nhiều căn bệnh sốt khác nhau bao gồm cả sốt rét.
Ngăn chặn căn bệnh tiểu đường, khối u, ung thư,…
Thúc đẩy khả năng miễn dịch của cơ thể
Hoạt động như một hoạt chất tiêu diệt tinh trùng bên trong âm đạo.
Cây Sầu đâu là một thành phần quan trọng trong nền y học, thức ăn gia súc và cả thức ăn cho con người.
Nó còn là một loại thực phẩm đặc biệt dành cho bệnh nhân tiểu đường (Vỏ Sầu đâu được chế biến thành kẹo cao su).
Loài cây này cũng thường được dùng để sản xuất dược liệu, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu, dùng trong ẩm thực và làm thức ăn cho vật nuôi.
Cấy Sầu đâu cũng cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn cho các loài chim hoang dã.
Sau đây là các hoạt chất chính đem đến tác dụng chữa nhiều căn bệnh khác nhau của cây Sầu đâu.
-
Dược tính lá Sầu đâu
Các chất dinh dưỡng chính trong lá bao gồm:
Protein ………………………… 7,1%
Carbohydrates ……………… 22.9%
Canxi
Phốt pho
Vitamin C
Carotene
Số lượng axit amin
Một số axit béo
Lá Sầu đâu có chứa hợp chất Quercetin. Nó bao gồm các hoạt chất như Flavonoid, Beta-sitosterol, steroid và nhiều loại Liminoid khác nhau (nimbin cùng các dẫn xuất đi kèm).
Trong đó, Quercetin được xem là một loại thuốc kháng khuẩn và chống nấm hữu hiệu.
Riêng Liminoid được phát hiện có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của động vật, khi các nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm trên ruồi. Kết quả là những con ruồi đã bị gián đoạn khả năng sinh sản.
Trong một số nghiên cứu về mỗi, liminoid cho thấy nó mang đặc tính gây ra đột biến gen trên loài vật này.
-
Dược tính trong hạt
Hạt Sầu đâu có chứa rất nhiều chất béo và nhiều hợp chất vị đắng như Azadirachtin, nimbin, salannol,…
Đặc biệt, Azadirachtin là một loại thuốc trừ sâu hiệu quả giúp chống lại khoảng 200 loài côn trùng.
-
Dược tính bánh hạt Sầu đâu
Bánh hạt Sầu đâu là một nguồn phân hữu cơ cực kỳ tốt. Bởi nó chứa nhiều nitơ, phốt pho và Kali.
-
Dược tính dầu Sầu đâu
Dầu Sầu đâu được chiết xuất từ hạt của cây Sầu đâu. Nó là một loại dầu màu vàng nhạt hoặc nâu sẫm với mùi hơi hăng.
Dầu Sầu đâu là một thành phần chính trong các loại dầu Ayurvedic chuyên dùng để điều trị đau nhức và viêm nhiễm.
Trong dầu sầu đâu chứa Azadirachtin là một hóa chất Phyto tô hoạt động như hoạt chất tiêu diệt côn trùng gây hại.
Các Steroid thực vật như beta sitosterol, campesterol và stigma sterol có tính kháng viêm cùng nhiều đặc tính dược liệu khác nhau.
Các axit béo như axit oleic hoặc Omega 9, axit palmitic, axit Stearioc, Omega 3, omega 6 cùng palmitoleic giúp chữa trị chứng khô da và phục hồi làn da hư tổn.
Một số dẫn xuất Gedunin là liminoids và prino liminoid có công dụng chống ung thư.
3. Cách sử dụng thảo dược từ cây Sầu đâu
Dầu Sầu đâu được sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau như ho, sốt, sốt rét, vết thương ngoài da, mụn trứng cá, viêm nhiễm da, nhiễm khuẩn, viêm khớp, đau khớp và sưng tay chân.
Dầu Sầu đâu cũng được dùng như thuốc diệt côn trùng và thuốc chống sâu hại. Ngoài ra nó còn là thuốc diệt nấm và điều trị viêm nhiễm nấm da.
Một số loại xà phòng, dầu gội đầu, kem dưỡng da, dầu thơm, dầu dưỡng tóc đều có chứa dầu Sầu đâu. Sau đây là cách sử dụng cơ bản cho từng loại bệnh.
-
Điều trị bệnh nấm da, huyết áp và bệnh ghẻ lở
- Uống 25ml nước ép lá Sầu đâu vào mỗi buổi sáng.
- Để điều trị bệnh nấm, bạn cần dùng thêm 12ml nước ép Sầu đâu bôi lên da.
-
Đối với bệnh rối loạn máu huyết
Người bệnh có thể sử dụng nước ép Sầu đâu để lọc máu. Khi này bạn hãy nhai 10 lá Sầu đâu tươi vào mỗi buổi sáng trong vòng 15 ngày liên tiếp. Nó sẽ làm tiêu nhọt, giảm mụn và hạn chế ngứa ngáy toàn thân.
-
Dùng cành cây Sầu đâu làm kem đánh răng
Bạn hãy lấy cành cây Sầu đâu khô đặt cùng với lá Sầu đâu trong bóng râm. Sau đó đốt cháy chúng lên và giữ lấy tro Sầu đâu.
Kế đến bạn hãy cho một ít bạc hà, muối và đinh hương trộn cùng với tro Sầu đâu để gia tăng hương vị.
Cuối cùng bạn chỉ cần đánh răng với loại bột vừa được tạo ra để tăng cường sức khỏe răng miệng.
Không chỉ thế người dùng còn có thể đun sôi một ít lá Sầu đâu trong nước và súc miệng với nó để giảm tình trạng đau răng.
-
Trị bệnh thủy đậu
Đối với bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu có thể đun sôi lá và ăn nó. Kết hợp với liệu pháp này là cách bôi nhựa Sầu đâu lên vùng da bị thủy đậu và thay lá 3 lần mỗi ngày.
Thông qua việc sử dụng nước lá Sầu đâu mỗi ngày, các hoạt chất có trong lá sẽ giúp cơ thể loại bỏ lượng nhiệt tích tụ và hạn chế những tổn thương do bệnh thủy đậu gây ra.
-
Đối với các nốt thủy đậu
Bạn cần xay nhuyễn lá Sầu đâu rồi thoa lên mặt trước khi đi ngủ vào ban đêm. Rửa sạch lại với nước lạnh vào sáng hôm sau. Lặp lại phương pháp điều trị trong vòng 50 ngày để loại bỏ hoàn toàn các nốt thủy đậu.
-
Điều trị mụn nhọt
Nếu mụn nhọt đang ở giai đoạn 1 bạn hãy xay lá Sầu đâu cùng với nước và bôi lên các nốt mụn nhọt.
Nếu u nhỏ tiếp tục phát triển trên diện rộng thì hãy xay lá Sầu đâu cùng với mật ong và bôi lên trên. Việc làm này sẽ giúp cho mụn nhọt trở nên chín mùi và dễ bong cồi.
Sau khi mụn nhọt đỏ chín mùi hãy mở ra. Tiếp đến xay lá Sầu đâu và làm ấm chúng cùng với một ít bơ Sầu đâu.
Áp dụng cách điều trị này để giúp vết thương được chữa lành nhanh hơn.
Ngoài ra bạn cũng có thể đun sôi lá Sầu đâu trong nước và rửa vết thương mỗi ngày.
-
Điều trị hói đầu
Sử dụng lá Sầu đâu bôi lên vùng da đầu bị hói sẽ kích thích da đầu phát triển tóc mới nhanh hơn.
-
Chữa rận và ngứa ngáy da đầu
Sử dụng dầu Sầu đâu hoặc nước có chứa trái Sầu đâu đã được nghiền nhuyễn.
-
Trị bệnh bạch bì
Lấy lá Sầu đâu, hoa và trái Sầu đâu với số lượng bằng nhau. Sau đó sấy khô tất cả nguyên liệu và xay nhuyễn cùng với nhau. Tiếp đến sử dụng một muỗng cà phê bột cho vào nước mỗi ngày một lần.
-
Điều trị rụng tóc
Nếu tình trạng rụng tóc chỉ vừa mới bắt đầu bạn có thể lấy lá Sầu đâu trộn với lá của cây táo Tàu hoặc mận Ấn Độ đem đi đun sôi trong nước.
Gội đầu mỗi ngày bằng loại nước này để giảm tình trạng rụng tóc và giữ cho màu tóc được đen mượt. Đồng thời nó còn có tác dụng kích thích dài tóc và tiêu diệt chấy rận.
-
Điều trị rận tóc
Xay lá Sầu đâu và đun sôi trong nước. Gội đầu bằng nước mỗi ngày để tiêu diệt rận tóc. Bạn cũng có thể xay nát hạt Sầu đâu và bôi lên da đầu để giết rận. Hãy thật cẩn thận để đảm bảo rằng nước Sầu đâu không dính vào mắt.
-
Điều trị nôn mửa
Nghiền 25 gram lá Sầu đâu và thêm 125ml nước vào. Kế đến bạn hãy trộn đều và uống loại nước này để giảm tình trạng nôn mửa.
-
Trị bệnh dịch tả
Xay 20 lá Sầu đâu, thêm vào đó một cốc nước, trộn đều lên rồi uống sạch.
-
Điều trị tiêu chảy mãn tính
Lấy 1 gram hạt Sầu đâu cho thêm một chút đường và xay nhuyễn. Sau cùng hãy uống cùng với nước và chỉ ăn cơm trắng.
Đối với căn bệnh tiêu chảy mùa hè hãy lấy 10 lá Sầu đâu và 25 gram đường kẹo xay nhuyễn trộn đều, thêm vào nước rồi uống.
-
Điều trị bệnh sốt rét
Lấy 60 gram lá Sầu đâu xanh tươi và 4 quả hạt tiêu đen xay nhuyễn. Kế đến thêm vào 125ml nước trộn kỹ rồi uống.
-
Điều trị sốt mãn tính
Lấy 21 lá Sầu đâu và 21 hạt tiêu đen bọc trong một miếng vải muslin và đun sôi trong 500ml nước. Khi nước cạn còn khoảng 125ml hãy tắt bếp và làm mát hỗn hợp. Uống nước lá Sầu đâu vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
-
Điều trị sỏi thận
Lấy một muỗng cà phê tro Sầu đâu trộn với nước lạnh. Uống 3 lần 1 ngày để giúp làm tiêu sỏi thận chỉ trong vài ngày.
-
Cách làm tro lá Sầu đâu
Lấy lá Sầu đâu khô trong bóng râm đốt bên trong thùng chứa trong vòng 4 giờ. Sau đó bạn hãy loại bỏ và nghiền nát lá bị cháy. Đây chính là tro Sầu đâu.
-
Điều trị rụng lông mi
Nếu lông mi quá yếu ớt và dễ bị gãy rụng hãy lấy lá Sầu đâu tươi xay nhuyễn rồi ép lấy nước. Kế đến hãy bôi nó lên trên lông mi để chấm dứt tình trạng gãy rụng.
-
Chữa rối loạn đông máu và cân bằng Tridoshas (3 dạng năng lượng: Vaat, Pitt, Kapha)
Lấy 30 gram lá non xay nhuyễn và cho thêm nước rồi uống mỗi ngày.
-
Thuốc bôi mỡ cho mụn nhọt
Lấy 170 gram lá Sầu đâu rửa sạch. Cho một nửa số lượng lá Sầu đâu vào một cái bình bằng đồng. Thêm vào đó dầu mù tạt và đun nóng lên.
Khi dầu bắt đầu sôi hãy cho vào phần còn lại. Đến khi lá chuyển sang màu đen hãy tắt bếp và để nguội.
Kế đến bạn cần lọc dầu và đổ thêm vào đó long não cùng một số dầu mỏ thạch.
Loại dầu thuốc mỡ này có thể dùng để bôi lên mụn nhọt, điều trị nấm và các vết thương ngoài da.
-
Điều trị vết thương
Xay lá Sầu đâu rồi vắt lấy nước ép. Sau đó hãy nhúng một miếng băng gạc vào loại nước ép này rồi bôi nó lên vết thương. Kế đến băng vết thương lại.
Cách làm này giúp cho vết thương chóng lành, thậm chí nó còn mang đến hiệu quả cao cho nhiều vết thương mãn tính khó chữa.
-
Điều trị nấm ngoài da và ghẻ lở
Nghiền 50 gram lá Sầu đâu. Trộn một ít sữa đông vào đó và bôi lên vùng da bị nấm hoặc ghẻ lở.
-
Trị bệnh ngoài da
Đun sôi lá Sầu đâu trong nước và tắm mỗi ngày.
Hoặc bạn có thể lấy 20 lá Sầu đâu cho vào trong 100ml nước. Đun sôi và lọc lấy nước rồi để nguội. Uống mỗi ngày trong lúc bụng đói trong vòng 3 tuần liền.
-
Điều trị táo bón
Sấy khô hoa Sầu đâu rồi xay nhuyễn chúng. Kế đến lấy một chút bột hoa cho vào nước nóng và uống cạn.
-
Làm cạn dòng sữa mẹ
(Trong trường hợp trẻ sơ sinh tử vong)
-
- Xay nhuyễn lá Sầu đâu rồi áp lên ngực.
- Xay nát hạt của một trái Sầu đâu tươi rồi đắp lên vú.
-
Điều Trị tự nhiên cho bệnh gút sưng tấy
- Massage chỗ bị sưng với dầu Sầu đâu
- Đun sôi lá Sầu đâu trong nước rồi xông hơi chỗ sưng. Sau cùng đắp lá ấm lên vùng bị sưng tấy.
-
Trị bệnh sốt rét
Lấy 10 lá Sầu đâu và 10 lá Tulsi ăn mỗi ngày.
-
Điều trị đau nhức tai và các vết thương ở tai
Đun sôi lá Sầu đâu trong nước rồi xông hơi cho tai để điều trị đau nhức tai và các vết thương ở khu vực này.
-
Trị bệnh phong
Trộn dầu Sầu đâu vào dầu Chalmoogra theo tỉ lệ 1:1 rồi bôi lên người.
-
Trị chứng khó tiêu
Lấy 25 lá Sầu đâu + 3 lá đinh hương + 3 hạt tiêu đen xay nhuyễn tất cả lại. Thêm vào hỗn hợp một ít nước và đường. Sau cùng trộn đều lên và uống hai lần một ngày trong vòng 3 ngày.
-
Giảm đau
Lấy 6 gram nước ép lá Sầu đâu và 12 gram gừng ép lấy nước. Trộn hỗn hợp cùng với nước và sử dụng. Nó sẽ giúp cắt giảm cơn đau nhanh chóng.
-
Điều trị trĩ
Lấy 10 hạt trái Sầu đâu cho vào một ít muối đá. Thêm vào chút đường hoặc kẹo đường. Sau đó đổ vào một ít nước lạnh rồi uống trong buổi sáng và tối.
-
Trị vết cắn có độc và vết rắn cắn
Nhai lá Sầu đâu trong miệng. Nếu bạn cảm thấy lá có vị đắng, thì nghĩa là chất độc không có trong cơ thể. Nhưng nếu lá có vị ngọt, thì chất độc đã đi vào bên trong.
Bạn có thể nhai lá Sầu đâu cùng với muối và một số hạt tiêu đen.
-
Sổ giun cho trẻ em
Cho 10 gam nước lá Sầu đâu cùng với mật ong vào 5 gram bột A Ngùy để sổ giun cho trẻ.
* Lưu ý: Thông tin được cung cấp trong bài không thể thay thế cho lời tư vấn y tế chuyên nghiệp. Người xem vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhà chăm sóc sức khỏe trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp trị liệu nào tại nhà.
Tú Văn, theo Hubpages