Các nhà nghiên cứu Israel đã phát hiện ra một loài thực vật tuyệt vời sinh trưởng ngay tại đất nước họ, có công dụng điều trị bệnh tiểu đường loại 2 một cách tự nhiên mà không cần dùng thuốc hoặc tiêm Insulin. Nhưng ngay sau đó, Big Pharma đã vào cuộc.
Thay vì công bố rộng rãi công dụng của loài cây này như một lựa chọn điều trị cho bệnh nhân, thì nhóm nghiên cứu lại hợp tác với các công ty dược phẩm để chiết xuất thành phần hoạt tính của cây, tổng hợp thành thuốc, để trở thành sáng chế y học của công ty.
Loài thực vật này được biết đến với cái tên Chiliadenus iphionoides hay sharp varthemia. Nó có nhiều lông ở phần thân cây và có hoa màu vàng. Trong cả tế bào và động vật thử nghiệm, chiết xuất từ loài cây bụi thơm này đều được chứng minh là có tác dụng chống đái tháo đường, giúp cải thiện sự hấp thụ đường vào cơ và tế bào mỡ, cũng như làm giảm lượng đường trong máu.
Theo báo cáo được đăng tải trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology, dựa trên những kết quả vô cùng khả quan này, sharp varthemia dường như là một món quà trời ban cho những người bị đái tháo đường. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, đây là căn bệnh đứng thứ 7 trong các nguyên nhân gây tử vong ở Mỹ. Tuy nhiên, bạn sẽ không tìm thấy cây sharp varthemia tại các cửa hàng thuốc của địa phương và có lẽ bạn sẽ không bao giờ tìm thấy chúng.
Bởi nguyên cây sharp varthemia thì không thể được cấp bằng sáng chế, nên các công ty dược phẩm sẽ đánh cắp một số thành phần của cây và tận dụng để tạo ra loại thuốc điều trị đái tháo đường. Không phải là cây sharp varthemia không mang lại hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra nó sẽ không đưa ra các thông tin sau đây trong nghiên cứu của mình:
“Chiết xuất Chiliadenus iphionoides (sharp varthemia) có thể tăng tiết Insulin trong tế bào S, cũng như hấp thụ Glucose trong tế bào mỡ và tế bào cơ xương. Chiết xuất từ loài cây này cũng cho thấy hiệu quả trong việc hạ đường huyết ở loài chuột cát bị tiểu đường… Chiliadenus iphionoides cho thấy khả năng chống căn bệnh đái tháo đường đáng kể, mặc dù cơ chế hoạt động của nó vẫn chưa được xác định”.
Đây rõ ràng là một kết quả nghiên cứu lâm sàng khả quan. Nhưng nó không có tác dụng gì nhiều trong việc vỗ béo cho các giám đốc ngành dược vốn chỉ thu được lợi nhuận khi các thành phần hoạt tính được chiết xuất và tổng hợp. Vì thực vật tự nhiên không thể được cấp bằng sáng chế nên các công ty dược không thể kiếm được tiền từ việc bán sharp varthemia ở dạng nguyên cây.
Thay vào đó, các nhà khoa học sẽ phải tìm ra cách lấy cắp thành phần hoạt tính của cây sharp varthemia, vì trong loại cây này chứa hàng loạt các thành phần hoạt tính sinh học hoạt động kết hợp giúp thúc đẩy quá trình chữa bệnh. Tất nhiên, sự phức tạp của sức mạnh tổng hợp này vượt xa những gì bất kỳ nhà khoa học nào có thể hiểu được, vì đó là bí ẩn nghệ thuật chữa bệnh của tự nhiên. Nhưng những vấn đề này đều không quan trọng trước những con số lợi nhuận hấp dẫn.
Việc vi phạm bản quyền sinh học là bản chất của ngành công nghiệp dược phẩm. Thực vật tự nhiên và thảo mộc có hiệu quả chữa bệnh tốt hơn, nhưng chúng lại không thể tạo ra lợi nhuận hàng tỷ đồng!
Trong trường hợp cây sharp varthemia, các nhà khoa học sẽ thay mặt các ông trùm công nghiệp dược phẩm xác định những gì họ tin là thành phần hoạt tính của cây sharp varthemia, mà họ sẽ sử dụng để phát triển một loại thuốc có thể được cấp bằng sáng chế và được bán với giá hàng tỷ đô la. Và nếu có bất cứ ai cố gắng bán loại cây này để làm thuốc, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chắc chắn sẽ vào cuộc và tuyên bố sharp varthemia là loại thuốc “không được cấp phép lưu hành”.
Kịch bản này đã vi phạm bản quyền sinh học một cách triệt để, cướp đi đặc tính của tự nhiên để biến thành thuốc chữa bệnh hoặc ngừa bệnh mang lại lợi nhuận riêng. Và đó dường như là nền tảng của ngành công nghiệp dược phẩm.
Đó cũng chính xác là những gì mà các công ty dược phẩm từng làm với cây dừa cạn Madagascar, một loại thuốc truyền thống có nguồn gốc từ châu Phi, có tác dụng ức chế sự thèm ăn một cách tự nhiên. Dừa cạn Madagascar cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị bệnh bạch cầu. Nhưng khi các công ty dược phát hiện ra điều này, họ đã lấy đi các thành phần hoạt tính sinh học của cây và tạo ra một loại thuốc cho lợi nhuận khổng lồ.
Về hiện trạng này, bà Yoke Ling Chee thuộc Third World Network (Mạng lưới thế giới thứ 3) chia sẻ: “Chúng ta cần hành động nhiều hơn ở các nước đang phát triển để thông báo cho người dân về vấn đề đánh cắp bản quyền sinh học. Và chúng ta cũng cần giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức hơn, để khi dùng sản phẩm họ biết rằng, chúng có thể liên quan đến tình trạng đánh cắp bản quyền sinh học”.
Hồng Liên, theo HHL