Theo các nhà nghiên cứu, một loài ếch cây mới được phát hiện tại Việt Nam, tên khoa học là Gracixalus quangi, có tiếng kêu đặc biệt đa dạng khiến tiếng của chúng nghe như tiếng chim hót.
Theo các nhà nghiên cứu, một loài ếch cây mới được phát hiện tại Việt Nam, tên khoa học là Gracixalus quangi, có tiếng kêu đặc biệt đa dạng khiến tiếng của chúng nghe như tiếng chim hót.
Được phát hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An), loài ếch mới này sống trong các khu rừng ở độ cao 600-1.300 mét.
“Loài ếch này […] có nhiều tiếng kêu – hay nói cách khác, chúng không chỉ lặp đi lặp lại một tiếng kêu, mà có nhiều kiểu kêu”, chuyên gia nghiên cứu về ếch Đông Nam Á, Jodi Rowley của Bảo tàng Australia nói với trang mongabay.com. “Thực tế, không có hai tiếng kêu nào mà tôi ghi được lại hoàn toàn giống nhau, vì mỗi con ếch lại pha trộn các kiểu kêu theo thứ tự không nhất định! Đó là tiếng kêu đa dạng nhất của ếch mà tôi từng nghe, và nó giống tiếng chim hót hơn là tiếng ếch”. Ếch Gracixalus quangi thuộc họ ếch cây, hiện có hơn 300 loài. Một vài trong số này cũng đã phát triển đến mức độ giao tiếp phức tạp hơn, mặc dù không bằng ếch Gracixalus quangi. Các nhà nghiên cứu hiện chưa rõ tại sao loài ếch này lại tạo ra nhiều loại âm thanh như vậy. “Hiện tại mới chỉ là suy đoán, có thể là một số tiếng kêu là để giao tiếp với những con đực khác, và những tiếng khác chuyên dành để hấp dẫn con cái”, Rowley giải thích. Rowley cho biết họ không chắc chắn hiện nay loài ếch mới này có bị đe dọa hay không. Theo Rowley: “Đây là trường hợp một số lượng lớn các cá thể ếch Đông Nam Á, mà vẫn còn được liệt kê trong danh mục ‘Thiếu dữ liệu’ theo phân loại của Sách đỏ IUCN (chứ không phải thuộc danh mục Ít quan tâm, ít nguy cấp nhất, v.v…). Loài ếch mới được phát hiện trong một khu vực hẻo lánh, được bảo vệ, vì vậy chúng tôi nghĩ hiện chúng vẫn được an toàn, ít nhất là trong khu vực đó”. “Chúng tôi cũng cho rằng loài ếch này tồn tại trong một khu vực rộng lớn hơn, mặc dù vậy, chỉ các cuộc điều tra sâu hơn mới có thể chỉ rõ chúng phân bố rộng đến mức nào”, Rowley cho biết. Hải Tâm
Rất nhiều trong số 208 loài được phát hiện năm 2010 tại tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng đã trở nên “quen mặt” trên bàn ăn, theo thông tin của WFF.
(VietNamNet) – Cá thể chồn bạc má được tìm thấy tại Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) là loài mới.
|
Theo VietnamNet